LUẬN VỀ BIẾU TẶNG - Trang 185

già cỗi và nền kinh tế biếu tặng quá bấp bênh, quá tốn kém và quá
vung phí, có quá nhiều cân nhắc về con người, không phù hợp với sự
phát triển của thị trường, thương mại và sản xuất, và, quả thực, phản-
kinh tế, ngay cả vào thời đại đó.

Hơn nữa, tất cả sự tái lập của chúng tôi chỉ là một giả thuyết có

thể đúng với sự thực. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa, độ xác suất của nó
tăng lên vì lẽ các luật lệ Ấn-Âu khác, các luật lệ thực sự và được ghi
lại, chắc chắn đã biết đến, vào những thời đại lịch sử gần với chúng ta,
một hệ thống thuộc loại luật lệ mà chúng tôi đã miêu tả trong các xã
hội thuộc châu Đại Dương và châu Mỹ mà người ta gọi một cách dung
tục là nguyên thủy và đúng ra nên xem tối đa là cổ sơ. Vậy thì chúng
ta có thể khái quát hóa với đôi chút an toàn.

Hai luật Ấn-Âu đã gìn giữ được tốt nhất các dấu vết nói trên là

luật của Germany và luật Ấn Độ. Chúng cũng là hai nền luật pháp mà
chúng ta có được nhiều văn bản.

II - LUẬT ẤN ĐỘ CỔ ĐIỂN

(i)

Lý thuyết về biếu tặng

Chú ý: Khi sử dụng các tư liệu pháp lý của Ấn Độ, có một khó

khăn khá nghiêm trọng. Các bộ luật và các bộ sử thi có ảnh hưởng
ngang với chúng đã được các người Bà la môn viết ra và, ta có thể nói,
nếu không phải là cho họ, thì ít ra vì lợi ích của họ ngay vào thời mà
họ thắng lợi rực rỡ

(i)

. Chúng chỉ cho chúng ta biết đến một thứ luật lý

thuyết. Do đó chỉ với nỗ lực tái lập, nhờ dựa vào rất nhiều lời thú nhận
mà chúng chứa đựng, chúng ta mới có thể thoáng thấy được luật lệ và
kinh tế của hai đẳng cấp (caste) khác (ksatriyavaigya) là gì. Trong
trường hợp này, lý thuyết, “luật về biếu tặng” mà chúng tôi sẽ miêu tả,
tức danadharma, chỉ thực sự được áp dụng cho người Bà la môn: nó

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.