lời ca tụng các con bò cái, người tặng bò nói: “Hỡi các bò cái, trong
ngày hôm nay, tôi có cùng bản chất với các người, khi tặng các người,
tôi tự tặng chính mình
Và khi nhận quà (tức khi làm hành động pratigrahana
), người
được tặng nói: “Được chuyển giao trong tinh thần, được nhận trong
tinh thần, cả hai chúng ta hãy lấy làm vinh dự, ngươi với hình dáng
của Soma (Mặt Trăng) và của Urga (Mặt Trời)”, câu thơ 3677
Điều rất lạ là các nguyên tắc khác của luật Bà la môn nhắc chúng
ta nhớ đến vài tục lệ ở Polynesia, Melanesia và ở Mỹ mà chúng tôi đã
miêu tả. Cách nhận quà giống nhau lạ lùng. Người Bà la môn có một
sự kiêu hãnh không ai hơn được. Trước hết, ông ta từ chối không có
quan hệ với chợ búa về bất cứ chuyện gì. Thậm chí ông ta không nhận
bất cứ cái gì đến từ chợ búa
. Trong một nền kinh tế quốc gia trong đó
đã có những đô thị, chợ, tiền bạc, người Bà la môn vẫn trung thành với
nền kinh tế và nền đạo đức của người chăn nuôi Ấn Độ-Iran cũng như
với nền kinh tế của các nông dân ngoại lai hay bản địa của các đồng
bằng lớn. Thậm chí ông ta còn giữ thái độ trang nghiêm của nhà quý
tộc cảm thấy bị xúc phạm nếu được tặng nhiều quà
. Hai bài đọc trong
Mahabharata kể là bằng cách nào bảy rsi, tức người có thiên nhãn, và
đoàn người của họ, vào thời thiếu đói, khi họ sắp ăn xác của con trai
vua Gibi, họ đã từ chối vô số quà cáp và thậm chí cả các trái sung
bằng vàng mà vua Gaivya Vrsadarbha tặng họ và trả lời vị vua này
như sau: “Bẩm bệ hạ, nhận quà của các vị vua lúc đầu là mật ngọt,
nhưng rốt cuộc là độc dược.” (câu thơ 4459).
Tiếp theo là hai loạt các lời nguyền rủa. Toàn bộ lý thuyết này
cũng khá buồn cười. Toàn bộ đẳng cấp Bà la môn sống nhờ quà tặng,
thế mà họ lại có tham vọng từ chối nhận quà
. Rồi họ thỏa hiệp và
nhận các món quà được tặng do tự nguyện
. Rồi họ lập ra những danh