sách dài
về những người, những trường hợp và những vật
ta có thể nhận, và ngay cả nhận mọi thứ trong trường hợp có nạn đói
,
đúng là với điều kiện phải chịu vài hình phạt nhẹ để chuộc tội
Mối liên hệ mà sự biếu tặng thiết lập giữa người tặng và người
được tặng là quá mạnh đối với cả hai. Như trong tất cả các hệ thống
mà chúng tôi đã nghiên cứu trên đây, và còn hơn thế nữa, người này bị
quá gắn liền với người kia. Người được tặng bị phụ thuộc người tặng
Chính vì thế người Bà la môn không được quyền “chấp nhận” và hơn
thế nữa, không được cầu xin quà cáp của vua. Là thần linh trong số
các thần linh, ông ta còn cao hơn cả vua và sẽ mất đi tư cách của mình
nếu ông ta làm gì khác hơn là lấy. Và mặt khác, về phía nhà vua, cách
tặng cũng quan trọng như những gì mà vua tặng
Như vậy quà tặng vừa là cái phải làm, vừa là cái phải nhận, tuy
nhiên vừa là điều nguy hiểm nếu ta nhận. Chính vì bản thân vật được
tặng tạo ra một liên hệ song phương và không thể hủy bỏ, nhất là khi
đó là sự biếu tặng thức ăn. Người nhận lệ thuộc vào sự giận dữ của
người tặng
, và thậm chí người này lệ thuộc người kia. Do đó, người
ta không được ăn ở nhà kẻ thù
Tất cả các thứ đề phòng cổ sơ đều được lấy. Vì các nhà văn học
Ấn Độ có lối kể tràng giang đại hải, các bộ luật và sử thi nói rất nhiều
về chủ đề này, do đó cần xét đến các từ “biếu tặng”, “người tặng”, “vật
được tặng” trong quan hệ giữa chúng với nhau
, với sự chính xác và
cẩn trọng, để không phạm lỗi nào cả trong cách tặng và cách nhận. Tất
cả đều là nghi thức; không phải như ở chợ mà ta có thể mua được một
vật với một giá tiền, một cách khách quan. Mọi thứ đều không phải là
đều như nhau
. Hợp đồng, liên minh, chuyển giao của cải, liên hệ tạo
ra bởi các của cải này được chuyển giao giữa người tặng và người
nhận, đạo đức kinh tế nói trên quan tâm đến toàn bộ các điều đó. Bản