chất và ý định của những người giao kết với nhau, bản chất của các
vật được tặng là không thể chia cắt
. Nhà thơ kiêm luật gia biết cách
diễn tả rất tốt điều mà chúng tôi vừa miêu tả: “Ở đây không phải chỉ
có một bánh xe (quay ở một phía)
III - LUẬT GERMANY
(THẾ CHẤP VÀ BIẾU TẶNG)
Nếu các xã hội ở Germany đã không giữ được cho chúng ta các
dấu vết - cũng cổ và đầy đủ
như ở Ấn Độ - của lý thuyết của chúng
về biếu tặng, thì chúng đã có một hệ thống về các trao đổi dưới dạng
biếu tặng, cố ý và bắt buộc phải cho, phải nhận và phải đáp tặng; hệ
thống đó rõ nét và phát triển đến mức ít có hệ thống nào khác cũng
đặc thù như thế.
Bản thân văn hóa Germany cũng không có chợ búa
trong một
thời gian dài. Nó chủ yếu có tính phong kiến và nông dân; trong văn
hóa Germany, khái niệm và ngay cả các từ về giá bán và giá mua
dường như mới xuất hiện gần đây
. Xưa hơn, nó đã cực kỳ phát triển
cả một hệ thống potlatch, nhưng nhất là cả một hệ thống biếu tặng.
Trong chừng mực - thật ra đã khá lớn - mà các thị tộc ở bên trong các
bộ lạc, các đại gia đình chưa chia cắt (indivis) ở bên trong các thị tộc
cũng như các bộ lạc, các thủ lĩnh và ngay cả các vị vua sống với nhau,
về mặt tinh thần và kinh tế, bên ngoài các khu vực khép kín của nhóm
gia đình, chính dưới hình thái biếu tặng và liên minh, thông qua các
vật thế chấp và các con tin, thông qua các bữa tiệc, các quà tặng, càng
lớn càng tốt, mà họ giao thiệp, trợ giúp và liên minh với nhau. Ta đã
thấy trên đây cả một sự kể lể dài dòng các món quà được mượn trong
cuốn thơ Havamal
. Thêm vào cảnh quan đẹp đẽ đó của cuốn thơ
Edda, chúng tôi sẽ chỉ ra ba sự kiện.