và đó chính là điều làm cho các xã hội xa xôi này cũng giống với các
xã hội của chúng ta.
Việc dùng tiền tệ có thể gợi ra những suy nghĩ khác. Các vaygu’a
ở quần đảo Trobriand, như vòng tay và vòng cổ, vừa là của cải, dấu
hiệu của sự giàu có
(signes de richesse), phương tiện trao đổi và chi
trả, và cũng là những đồ vật phải biếu tặng, ngay cả phải phá hủy.
Nhưng, đó còn là những vật thế chấp gắn với những người sử dụng
chúng, và các vật thế chấp đó ràng buộc họ với nhau. Nhưng mặt
khác, vì chúng đã được dùng làm ký hiệu tiền tệ, người ta được lợi khi
biếu tặng để có thể lại chiếm hữu các đồ vật khác, bằng cách biến
chúng thành các hàng hóa hay các dịch vụ đến lượt chúng sẽ lại biến
thành tiền. Thực ra, ta có thể nói rằng thủ lĩnh người Trobriand hay
Tsimshian hành động đến một mức khá xa theo cách của nhà tư bản
biết tống hết tiền đi khi cần, để sau đó tạo ra lại vốn lưu động. Sự vụ
lợi và sự không vụ lợi đều giải thích hình thức lưu thông tài sản đó và
hình thức lưu thông cổ sơ của các dấu hiệu của sự giàu có đi theo
chúng.
Ngay cả sự phá hủy đơn thuần các của cải cũng không tương ứng
với sự tách biệt hoàn toàn này mà ta có thể tưởng là đã tìm thấy ở đó.
Ngay cả các hành động cao thượng cũng không tránh khỏi sự ích kỷ,
chỉ biết có mình (égotisme). Hình thức thuần túy chi tiêu phung phí -
hầu như luôn quá đáng, thường có tính thuần túy phá hủy - của sự tiêu
dùng (nhiều của cải có giá trị đáng kể và được tích lũy trong một thời
gian dài được đem ra biếu tặng hết hay ngay cả bị phá hủy, nhất là
trong trường hợp potlatch
), tạo cho các định chế đó một vẻ tiêu xài
thuần túy phung phí, một sự hoang phí lối trẻ con. Thật vậy, không
những người ta làm biến mất trong potlatch các đồ vật hữu ích, những
thức ăn quý giá (được ăn quá nhiều), mà thậm chí người ta phá hủy,
chẳng hạn, các đồ dùng bằng đồng, các thứ tiền mà các thủ lĩnh