LUẬN VỀ BIẾU TẶNG - Trang 232

(i)

Krāmer, Samoa inseln, tập 2, tr. 96 và tr. 363. Chuyến đi buôn xa, gọi là “malaga” (ở

New Guinea) quả nhiên rất gần với potlatch vốn là đặc trưng của các chuyến đi xa trong quần

đảo Melanesia gần bên. Krāmer dùng từ “Gegengeschenk” để chỉ sự trao đổi “oloa” [của cải

của đàn ông] với “tonga” [của cải của phụ nữ] mà chúng tôi sẽ bàn đến. Vả lại, nếu chúng ta

không nên rơi vào các cường điệu của những nhà dân tộc chí [chúng tôi dùng từ này để dịch

từ “ethnographe”: Nhà dân tộc chí chủ yếu ghi lại (chí) các hiện tượng xã hội, phong tục, tập

quán... của các tộc người. Nhà dân tộc chí thường tự (hay bị) cho là có ít tham vọng lý thuyết

hơn so với nhà dân tộc học (ethnologue) và nhất là nhà nhân học (anthropologue) - ND] Anh

thuộc trường phái của Rivers và Elliot Smith, cũng như của những nhà dân tộc chí Mỹ, tiếp

theo Boas, thấy trong tất cả hệ thống potlatch Mỹ một loạt vay mượn, thì trái lại chúng ta cần

đặc biệt chú ý đến sự mở rộng của các định chế; đặc biệt trong trường hợp mà sự buôn bán

quan trọng từ đảo này sang đảo khác, từ cảng này sang cảng khác với những khoảng cách rất

lớn, từ rất xa xưa, đã chuyển đi không những các đồ vật mà cả các cách trao đổi chúng.

Malinowski, trong các công trình mà chúng tôi sẽ dẫn dưới đây, đã thấy rất đúng sự kiện đó.

Xem một nghiên cứu về vài định chế đó (ở Tây-Bắc Melanesia) trong R. Lenoir, “Các chuyến

đi xa bằng đường biển ở Melanesia”, Anthroplogie tháng Chín năm 1924.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.