LUẬN VỀ BIẾU TẶNG - Trang 65

lệ cổ để lại tìm thấy ở đó cùng các nguyên tắc, cùng các sự kiện dân
tộc chí đó lại được trình bày trong phần kết luận, cũng được viết theo
đường vòng xoắn ốc, được tách ra thành ba phần: Trước tiên bàn đến
đạo đức (tức là đến chính sách xã hội), rồi đến xã hội học kinh tế và
môn kinh tế chính trị, và cuối cùng đến xã hội học đại cương và, thêm
lần nữa, đến đạo đức.

Sự hình thành văn bản

Nếu trong công trình nghiên cứu này, Mauss đã phát hiện là phải

khôi phục lại sự chặt chẽ của mỗi hệ thống xã hội chứ không phải cắt
thực tại thành các yếu tố logic, ông đã không vì thế mà thích nghi
hoàn toàn cách viết của ông với sự phát hiện đó và chính độc giả phải
tìm lại, ở phía sau một sự lý luận mang dấu ấn của những do dự của sự
phát hiện, các sự kiện xã hội mà chính sự lý luận này đã cho phép đưa
ra ánh sáng. Đúng là người đọc tham dự gần như trực tiếp vào sự xây
dựng một đối tượng khoa học: Nhưng đó là sự xây dựng một đối
tượng dân tộc chí mà ta có thể quan sát chứ không phải là một đối
tượng trừu tượng. Chính vì vậy mà LVBT hoàn toàn là một văn bản
dân tộc chí, một văn bản nâng dân tộc chí lên đến tầm mức của một lý
thuyết khoa học, mặc dù tác giả của nó không trực tiếp nghiên cứu dân
tộc chí trên thực địa. Nhưng ông đã kiểm chứng các tư liệu và sử dụng
các nguồn thông tin theo cách làm của các sử gia, chứng tỏ sự giống
nhau sâu sắc về phương pháp giữa dân tộc chí và sử học.

Việc khôi phục niên đại của các bài nghiên cứu mà LVBT lấy lại

các yếu tố, giúp ta hiểu được sự hình thành của văn bản và đồng thời
khắc phục được khó khăn khi đọc nó. Trước hết, Mauss đã quan tâm
đến nguồn gốc của tiền tệ trong bài “Les Origines de la monnaie”
[Nguồn gốc của tiền tệ] viết vào năm 1914 mà ông lấy lại trong một
chú thích dài của chương Hai. Rồi ông so sánh potlatch của người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.