LUẬN VỀ BIẾU TẶNG - Trang 69

nghiên cứu về một Nơi khác (Ailleurs) ở trong quá khứ hay ở phương
xa để thực hiện một sự di tâm gần như nhờ ủy quyền và nhờ thế có
được cái nhìn lùi xa ra vốn là đặc trưng của tiếp cận nhân học.

Tóm lại, hiện nay chúng tôi cho rằng cách tiến hành của Mauss là

cập nhật hơn cách tiến hành của Lévi-Strauss: Đối với Mauss cũng
như đối với chúng tôi, chuyến đi dài quanh Thái Bình Dương và trong
lịch sử các ý niệm phương Tây cung cấp những công cụ để tư duy
thực tại đương đại.

Potlatch như là đấu tranh vì uy thế: Thiết lập

thứ bậc

Địa vị nào vinh dự ấy: Nếu Mauss chỉ nghiên cứu potlatch, trong

chương Hai, sau khi đã nghiên cứu kula, trình bày kula như là “một
trường hợp cuối cùng của sự trao đổi quà tặng” và giới thiệu potlatch
như là “một thứ sản phẩm kinh dị của hệ thống quà tặng”, tuy nhiên
ông sử dụng potlatch để chỉ ra ngay trong phần nhập đề sự tồn tại của
một “hệ thống cung ứng toàn bộ thuộc loại hình tranh chấp”. Và chính
potlatch đã thu hút được sự chú ý của các độc giả đầu tiên của Mauss,
trước hết là Georges Bataille [1933], rồi đến Claude Lefort [1951].

Đó là một định chế hiện diện trong các xã hội Mỹ-Ấn thuộc vùng

Tây-Bắc Mỹ (Tlingit và Haida) và vùng British Columbia (Canada)
(Haida, Tsimshian và Kwakiutl), được nhà nhân học Mỹ Franz Boas
nghiên cứu vào cuối thế kỷ XIX. Đặc trưng của các xã hội này là sự
giàu có và sự khác nhau giữa đời sống của họ vào mùa đông (khi họ
sống tập trung trong các đô thị và có một đời sống xã hội dồn dập) và
cuộc sống vào mùa hè (khi họ sống phân tán). Người ta đã nhận thấy,
từ khi được Boas nghiên cứu, các potlatch thể hiện một sự thoái hóa
của một hệ thống có trước, gắn liền với sự kiện những người dân chài
Mỹ-Ấn này bỗng dưng trở nên giàu có nhờ bắt đầu buôn bán với các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.