LUẬN VỀ BIẾU TẶNG - Trang 71

1974]. Rất nhiều chuyển giao của cải có thể được phân tích ở hai mức
độ: Ở bên trong một potlatch, trong một hệ thống trao đổi nghi thức
tức thì, người tiếp đón tặng quà và nhận quà tỏ ra như thế sự rộng rãi
của ông ta đối với toàn bộ những người hiện diện; những người này có
bổn phận tỏ ra ngang tầm với ông ta, dù họ là thành viên của thị tộc
của người tiếp đón mà potlatch khẳng định sự lệ thuộc của họ, hay dù
họ là những thủ lĩnh của các thị tộc khác muốn tranh đua với người
đón tiếp. Tổ chức potlatch mà không tặng quà là điều hoàn toàn vô
nghĩa; tham gia potlatch mà không đem theo quà cũng thế. Ở mức độ
thứ hai, mỗi người thượng khách của một potlatch có bổn phận phải
tặng quà cho toàn thể các đối tác và như vậy đi vào trong một dãy
(séquence) chuyển giao bị hoãn lại trong thời gian, nhưng không vì thế
mà ta có thể xem một trong các potlatch này như là một cái đáp trả có
thể đòi cho một potlatch trước. Tôi có thể chẳng bao giờ đáp trả
potlatch: Chắc chắn tôi mất đi danh dự của mình khi hành động như
thế nhưng không ai có thể đến đòi cái mà tôi nợ anh ta.

Một bên là Bataille [1933] và một bên là Lefort [1851], cả hai

đều đã chỉ giữ lại potlatch từ LVBT. Họ đã thấy trong đó bản chất của
sự biếu tặng, của sự trao đổi, ngay cả của sự tiêu dùng hiện đại. Cách
đọc của họ là bi quan: Mọi trao đổi đều là tranh đấu, mọi sự tranh
nhau tỏ ra hào phóng đều nhằm tranh quyền, và sự biếu tặng chỉ là
một tiến trình phá hủy không giới hạn.

Hai chu trình kula và sự hỗ tương nghi thức

Mauss nhấn mạnh nhiều lần đến sự giống nhau giữa kula

potlatch mà ông xem như là hai hệ thống cung ứng toàn bộ chỉ khác
nhau ở sự hiện diện của sự tranh đua. Về phần tôi, tôi nhấn mạnh đến
sự khác nhau này mà tôi cho là cơ bản: Nó là cơ sở cho những cách
đọc LVBT mâu thuẫn lẫn nhau. Trái với potlatch, hệ thống tranh đấu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.