LUẬN VỀ BIẾU TẶNG - Trang 7

Lời người dịch

Nguyễn Tùng

Marcel Mauss là nhà nhân học lớn của Pháp. Và Essai sur le don

[Luận về biếu tặng - LVBT]

*

thường được nhiều người xem là kiệt tác

của ông. Theo Claude Lévi-Strauss

*

, nhà nhân học lừng danh thế giới,

ảnh hưởng của Mauss không phải chỉ giới hạn nơi hầu hết các nhà dân
tộc chí, mà còn tác động đến các nhà ngữ học, tâm lý học, sử học về
tôn giáo và các nhà Đông phương học của Pháp. Lévi-Strauss cũng
nhận ra vài âm vang như thế nơi nhiều nhà nhân học Anh-Mỹ lớn như
Radcliffe-Brown, Malinowski, Evans-Pritchard, Firth, Herkovits,
Lloyd Warner, Redfield, Kluckhohn, Elkin, Held... Tại Pháp, một số
nhà nhân học, xã hội học và kinh tế học (thuộc “cánh tả mới” ở Pháp)
ngưỡng mộ Marcel Mauss đến mức, vào đầu những năm 1980, đã
thành lập một tổ chức lấy tên là “Mouvement anti-utilitariste dans les
sciences sociales” (Phong trào chống thuyết vị lợi trong các khoa học
xã hội), viết tắt thành MAUSS (trùng với tên của Marcel Mauss) và
xuất bản một tạp chí cùng tên (La Revue du MAUSS).

LVBT (1925) có lẽ là công trình nổi tiếng và khó hiểu vào bậc

nhất của ngành nhân học xã hội. Nó hấp dẫn độc giả đến mức ngay cả
Lévi-Strauss cũng đã phải thú nhận: “Ít người có thể đọc LVBT
không cảm thấy cả một loạt các cảm xúc mà Malebranche đã miêu tả
khi nhắc đến lần đầu tiên ông đọc Descartes: Tim đập mạnh, đầu nóng
lên, và tinh thần bị xâm chiếm bởi một xác tín còn chưa rõ lắm, nhưng
mãnh liệt, là mình đang chứng kiến một sự cố quyết định của tiến triển
khoa học.”

Trong cuốn sách này, ngoài LVBT, còn có ở phần phụ lục bản

dịch hai bài rất dài của Claude Lévi- Strauss (1950) và của Florence

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.