Đậu thạc sĩ
triết học năm 1893, ông không nhận dạy ở Bordeaux
mà lên Paris tìm hiểu môn nhân học thông qua các tác phẩm của J.G.
Frazer (1854-1941)
. Dưới sự hướng dẫn
chủ yếu của Sylvain Lévi, ông học tiếng Phạn, ngữ học so sánh các
ngôn ngữ Ấn-Âu và lịch sử tôn giáo nhằm thực hiện luận án tiến sĩ về
cầu nguyện mà ông sẽ không bao giờ hoàn thành. Năm 1901, ông
được bổ nhiệm làm giáo sư về lịch sử tôn giáo của các dân tộc “không
văn minh” ở Trường Cao học Thực hành (École Pratique des Hautes
Études, Paris): Trong bài giảng đầu tiên ông đã bác bỏ cụm từ “không
văn minh” này.
Nhờ biết nhiều ngoại ngữ (và cổ ngữ), Mauss đã giới thiệu, trong
các bài giảng cũng như những bài điểm sách của ông đăng trong
L’Année sociologique [Năm Xã hội học] do Durkheim sáng lập năm
1898, các công trình nghiên cứu ở nước ngoài, đặc biệt ở Anh và Mỹ,
và nhờ thế đã góp phần không nhỏ vào việc xác định vị trí của trường
phái nhân học Pháp trong bối cảnh quốc tế.
Sau khi Durkheim qua đời năm 1917, ông nỗ lực làm sống lại tạp
chí L’Année socioiogique, với sự giúp đỡ của C.Bouglé, G. Davy, P.
Fauconnet và M. Halbwachs.
Năm 1931, ông được bầu làm giáo sư xã hội học ở Collège de
France (Học viện Pháp), trường đại học có uy tín và độc đáo nhất của
Pháp
Song song với việc nghiên cứu và giảng dạy, Mauss còn là một
nhà hoạt động chính trị rất tích cực. Gia nhập (năm 1905) Đảng Xã hội
Pháp SFIO mà ông không bao giờ rời bỏ, ông đã đấu tranh trong nhóm
sinh viên ủng hộ Dreyfus
, giao du với J. Jaurès, tham gia thành lập
báo L’Humanité [Nhân Đạo] và đảm nhận chức thư ký ban biên tập.
Sau hội nghị ở Tours năm 1920
, ông tiếp tục tham gia Đảng Xã hội
SFIO; ông viết nhiều bài về thời sự chính trị trong báo Le Populaire