LUẬN VỀ BIẾU TẶNG - Trang 8

Weber (2007).

“Dẫn vào sự nghiệp nghiên cứu của Marcel Mauss” là một bài rất

quan trọng và rất nổi tiếng: Không những nó giới thiệu được các cống
hiến lý thuyết quyết định của Mauss đối với nhân học mà còn là một
tuyên ngôn của chủ nghĩa cấu trúc mà Cl. Lévi-Strauss đang xây dựng
vào thời đó. Phải nói là khi đọc hay nghe Lévi- Strauss, một người
“thường thường bậc trung” như tôi cũng cảm thấy mình thông minh
hẳn ra!

Viết sau bài trên đến gần 60 năm, bài “Hướng đến một dân tộc

chí về các cung ứng không thông qua thị trường”

*

của Florence

Weber, trái lại, tập trung vào việc giới thiệu LVBT (đặc biệt bà bác bỏ
nhận định nổi tiếng của Lévi-Strauss cho rằng Mauss đã sai lầm khi
dùng khái niệm hau - tức là “sức mạnh” của đồ vật theo người Maori -
để lý giải sự bắt buộc phải đáp tặng). Bà cũng giới thiệu ảnh hưởng
của LVBT trên các nghiên cứu dân tộc chí về biếu tặng, trao đổi,
chuyển giao và giao dịch từ hơn nửa thế kỷ nay.

Chính vì đã có hai bài rất dài của Lévi-Strauss và Weber, tôi sẽ

chỉ giới thiệu sơ qua tiểu sử của Marcel Mauss và trình bày các khó
khăn mà tôi đã gặp trong khi dịch LVBT.

Tiểu sử Marcel Mauss

Sinh năm 1872 ở Épinal trong một gia đình giáo trưởng đạo Do

Thái, Marcel Mauss học triết học ở Đại học Bordeaux dưới sự theo dõi
của cậu ruột là Emile Durkheim (1858-1917) - được bổ làm Giáo sư
khoa sư phạm và khoa học xã hội ở trường đại học này từ năm 1887 -
nên ông chịu ảnh hưởng sâu sắc của nhà xã hội học danh tiếng này.
Marcel Mauss từng thú nhận: “Tôi đã sống cả phần đầu của đời tôi bên
cạnh ba vĩ nhân [...]: Durkheim, Jaurès

*

và Sylvain Lévi.

*

*

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.