LUẬN VỀ BIẾU TẶNG - Trang 74

địa. Dù thế nào đi nữa, sự ghép lắp potlatchkula vào trong các chu
trình thương mại, hoặc là nội địa như gimwali hoặc là với bên ngoài,
trong mọi trường hợp, vẫn là một điểm quan trọng để hiểu động thái
của các hệ thống cung ứng toàn bộ. Để đơn giản hóa, ở Tây Bắc châu
Mỹ potlatch là hai hình thức lưu thông của cải có được nhờ ngoại
thương: Trong lòng các thị tộc, đó là sự phân phối lại các đồ vật quý
giá cho những người lệ thuộc (không có khả năng đáp tặng); giữa các
thị tộc tranh đua với nhau, đó là một trận đấu về uy thế thuộc mô hình
về tiến trình phân hóa (schismogenèse

*

) của các ứng xử đối diện nhau

(en miroir), mỗi người tìm cách chơi trội hơn kẻ đối tác với mình.
Trong trường hợp thứ hai này, có một động thái quan hệ thuần túy nội
tại. Trái lại, kula dường như thoát khỏi hai logic chiến tranh về lệ
thuộc và tranh đua.

Mauss trở lại với mối liên hệ giữa potlatchkula trong phần kết

luận, khi ông nhấn mạnh một cách tổng quát hơn đến sự không ổn
định lớn “giữa lễ hội và chiến tranh” của các hệ thống cung ứng toàn
bộ có thể trong một chốc lát chuyển từ lễ hội sang chiến tranh (LVBT:
240-241). Từ đó, ông đưa ra hai kết luận có tính chuẩn mực
(normatif): Phải tránh sự lệ thuộc do sự biếu tặng theo kiểu phân phối
lại (như bố thí) tạo ra; nên phỏng theo kula như là mô hình tích cực về
biếu tặng để tránh rơi vào sự tranh đua theo kiểu potlatch.

Thời gian, nợ nần và sự thống trị cá nhân

Nếu bây giờ ta trở lại với các nguyên tử do quan hệ giữa hai đối

tác tạo ra, mà sự hợp lại tạo nên các hệ thống cung ứng toàn bộ
potlatchkula, ta có thể tách ra từ phân tích của Mauss hai điểm cơ
bản; một bên, một khoảng thời gian không nén được tách biếu tặng
đầu tiên (biếu tặng mở đầu hay potlatch đầu tiên) với đáp tặng (contre-

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.