gần nợ nần: Người được tặng bị lệ thuộc người tặng, trở thành người
thọ ơn.
Hai nguyên tắc đọc
Trước khi thảo luận về liên hệ giữa biếu tặng và nợ nần mà
Bourdieu đã đề nghị, hãy xác định rõ quan điểm của chúng tôi về văn
bản của Mauss và về nhiều cách đọc mà nó đã gợi ra.
Trước hết, cần hiệu đính ba điểm quan trọng trong các thông tin
dân tộc chí mà Mauss đã sử dụng. Tôi đã xem xét hai điểm: Nghiên
cứu lịch sử của Schulte-Tenckhoff [1986] đã cho phép phục hồi bối
cảnh đặc biệt của các hình thái potlatch mà Boas phân tích mà không
đặt lại vấn đề về cách diễn giải của Mauss, thậm chí ngược lại, nhưng
xác định rõ các điều kiện xuất hiện của nó và đảo ngược mối liên hệ
lịch sử mà Mauss giả định giữa potlatch và kula; các phân tích dân tộc
chí đạt đến đỉnh cao trong nghiên cứu của Weiner [1992], đã thay đổi
sâu sắc phân tích của Malinowski về kula, dẫn đến việc phân biệt nó
rõ hơn nữa với potlatch. Tôi sẽ lấy lại ở dưới đây sự phê phán của
Sahlins [1972], mà Weiner và Testart lấy lại, phát xuất từ một bản dịch
mới văn bản của Tamati Ranapiri về cái hau của các taonga (sức mạnh
của các đồ vật).
Song song với các điều vừa trình bày, các tiến bộ gần đây của
nghiên cứu dân tộc chí về các giao dịch phi thương mại [Testart, 2007;
Zelizer, 2005; Weber, 2000] dẫn đến việc phân biệt rõ hai hình thức
cung ứng mà kula và potlatch thuộc vào: Sự giao dịch và sự chuyển
giao. Sự giao dịch bao gồm một sự đáp trả có thể đòi hỏi; do đó, nó
phải được tư duy như là một sự thống nhất, được ghi là <A đổi lấy B>.
Một sự giao dịch vẫn chưa hoàn chỉnh chừng nào sự đáp trả B chưa
được thực hiện; khi đó ta ghi <A đổi lấy B còn nợ>. Một sự chuyển
giao, được ghi là <A>, trái lại không bao gồm sự đáp trả có thể được