đòi hỏi, ngay cả khi bản thân nó được ghi trong một dãy chuyển giao
lúc đó sẽ được ghi là <A> <B> <C>...
Như vậy, tôi dành từ giao dịch cho các cung ứng mà sự đáp trả có
thể được đòi hỏi, dù đó là giao dịch thương mại và tiền tệ, thương mại
phi tiền tệ, hay thương mại nghi lễ. Tôi gọi là giao dịch không đầy đủ
hay bán giao dịch (demi-transaction) sự mở ra các quyền không được
thanh toán <A đổi lấy B còn nợ>. Các giao dịch không đầy đủ này có
thể có nhiều dạng: Tín dụng ngân hàng, nợ thương mại, giao dịch nghi
lễ, quan hệ không được thanh toán giữa một tổ chức tương tế và các
thành viên, giữa một công ty bảo hiểm và các khách hàng, giữa Bảo
hiểm xã hội và những người được hưởng bảo hiểm xã hội.
Tôi dành từ chuyển giao cho loại cung ứng thứ nhì, tức các cung
ứng không có sự đáp trả có thể đòi hỏi, và tôi gọi là chuyển giao kép
(transfert double) hai cung ứng kế tiếp nhau, được ghi là <A> <B>.
Cuối cùng, tôi gọi là dây chuyền cung ứng loạt liên tiếp các cung ứng
đầy đủ (chuyển giao hay giao dịch) trong suốt một quan hệ mở giữa
hai người đối tác.
Chuyển giao hay giao dịch: Quan hệ nào giữa
người và người?
Chính định nghĩa này mà tôi đã hướng đến [Weber, 2000], khi tôi
phân biệt, song song với các đề nghị của Viviana Zelizer [2005], ba
mức độ phân tích những giao dịch phi thương mại: Bản chất của quan
hệ giữa hai đối tác của một giao dịch, hình thức của sự giao dịch (đơn
hay kép) và bản chất của sự đáp trả (bằng tiền tệ hay phi tiền tệ). Cách
đọc của Testart [2007] - dù tôi không đồng ý với ông ở nhiều điểm
nhưng lại đồng ý về sự khác nhau quan trọng giữa sự đáp trả có thể
đòi và vật đáp trả không thể đòi - khiến tôi phải làm sáng tỏ thuật ngữ
của tôi và phân biệt, ở trong một tổng thể lớn các cung ứng, sự giao