don); bên kia, sự biếu tặng làm cho uy thế của người biếu tặng trở
thành lớn hơn và hạ thấp uy thế của người được biếu tặng.
Chính xuất phát từ hai điểm này - cả hai đều hiện diện nhiều lần
trong văn bản của Mauss - mà Pierre Bourdieu đã thực hiện một cách
đọc bi quan LVBT khi ông lấy lại kích thước đấu tranh của potlatch
không phải ở mức độ hệ thống cung ứng toàn bộ mà ở mức độ quan hệ
song phương giữa người tặng và người được tặng.
Cũng ở mức độ đó, Lévi-Strauss khi phân tích sự hỗ tương giữa
hai đối tác A và B đã nhấn mạnh cùng lúc đến tính cách hòa bình và
thăng bằng cũng như tính cách tức thì của cử chỉ trao đổi: Chẳng hạn,
sự trao đổi nhẫn cưới (mà tiếng Pháp gọi là “alliance”, cũng có nghĩa
là “liên minh”) giữa vợ và chồng trong lễ cưới. Bourdieu đã không
quan tâm đến một cử chỉ tượng trưng như thế khi ông phân tích sự
biếu tặng như là sự thống trị cá nhân, vì cử chỉ này thiếu một yếu tố
chính yếu là thời gian chia cách sự biếu tặng với sự đáp tặng và thiết
lập sự thống trị cá nhân, nhưng cũng bởi vì sự giống hệt của hai chiếc
nhẫn tượng trưng cho sự bình đẳng giữa hai vợ chồng.
Đối với Bourdieu, chính khoảng thời gian giữa biếu tặng và đáp
tặng phân biệt biếu tặng theo kiểu Mauss với việc trao đổi tức thì hai
của cải có giá trị ngang nhau, tính tức thì là đặc trưng của ba loại hình
trao đổi: Giao dịch thương mại dùng tiền tệ, giao dịch thương mại
không dùng tiền tệ (nếu các đối tác tìm kiếm sự tương đương hoàn
toàn giữa hai của cải, như trong đổi chác), giao dịch nghi thức (nếu
các của cải trao đổi là giống hệt nhau, như trong ví dụ về nhẫn cưới).
Chính khoảng thời gian này cho phép người tặng vừa gây bạo lực đối
với người được tặng - bị buộc phải nợ người tặng trong khoảng thời
gian đó - và vừa che đậy bạo lực đó dưới bề ngoài hào phóng không
tính toán. Làm như thế, Bourdieu theo một trong các hướng nghiên
cứu mà Mauss đã mở ra, hướng nghiên cứu về sự bịa đặt (fiction) và
sự dối trá xã hội. Cũng chính khoảng thời gian này đưa biếu tặng đến