LUẬN VỀ BIẾU TẶNG - Trang 78

dịch có đáp trả có thể đòi <A đổi lấy B còn nợ>, với sự chuyển giao
không có đáp trả có thể đòi <A>. Như vậy, tôi luôn phân biệt ba mức
độ so sánh: Bản chất của quan hệ, hình thức cung ứng (giao dịch hay
chuyển giao), bản chất của các của cải được chuyển giao (bằng tiền
hay không bằng tiền).

Sự phân biệt cơ bản này cho phép vừa đọc văn kiện của Mauss

vừa phục hồi tất cả sự phức tạp của nó, nhưng cũng vừa phân biệt rõ
các hệ thống khác nhau mà ông nghiên cứu:

1. Ở một đầu là hệ thống trao đổi thương mại gimwali

gồm những giao dịch về những của cải thường <A đổi lấy B>;
trong các giao dịch này sự quan hệ giữa hai đối tác biến mất đi và
trong đó một sự tương đương giữa A và B vừa là hậu quả vừa là
điều kiện của sự sắp đặt thành dãy các giao dịch và thao tác tính
toán bị phi bối cảnh hóa (décontextualisé);

2. Ở mút đầu kia potlatch bao gồm những chuyển giao

<A> <B> <C> nối với nhau bởi logic “phân hoá”
(schismogenèse) của một quan hệ cá nhân có tính tranh đấu trong
đó mỗi người tranh đua để cho món quà mà mình tặng đẹp hơn
món quà mà mình nhận, trừ phi chấp nhận một quan hệ lệ thuộc;

3. Giữa hai đầu, kula bao gồm những giao dịch về những

đồ vật nghi lễ chuyên biệt, tức mwali đổi lấy soulava, <M đổi lấy
S>; trong thời gian của các giao dịch đó quan hệ giữa các đối tác
được xác định như là liên minh chính trị.

Với potlatch (lệ thuộc và tranh đua) và kula (liên minh), Mauss

khảo sát toàn thể các cung ứng có thể có trong đó quan hệ cá nhân
được thể hiện thông qua đồ vật được tặng đóng vai trò quan trọng, đối
lập với các phục vụ trong đó những của cải có thể đổi lẫn cho nhau
(interchangeable) lưu thông giữa những cá nhân có thể đổi lẫn cho
nhau, nhờ thế cho phép tạm thời bỏ qua các quan hệ cá nhân: Quan hệ
thương mại (bằng tiền tệ hay bằng hiện vật), các chuyển giao khuyết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.