LUẬN VỀ BIẾU TẶNG - Trang 81

Chúng ta hãy trở lại chương Một của LVBT. Trong thông báo về

“chương trình”, chương này đặt ra hai câu hỏi mấu chốt mà bản thân
Mauss đã nhấn mạnh: Trong các xã hội thuộc loại lạc hậu hay cổ sơ,
quy tắc luật lệ và quy tắc lợi ích nào làm cho sau khi nhận một món
quà thì phải đáp tặng bằng một món quà khác? Trong đồ vật mà người
ta biếu, có sức mạnh nào bắt người nhận nó phải đáp tặng cho người
đã biếu? (LVBT:
178-179). Thực ra, sức mạnh đó chỉ tác động lên một
trong ba sự bắt buộc mà LVBT trình bày, sự bắt buộc phải đáp trả. Hai
câu hỏi trên gợi ra một số nhận xét. Nhận xét đầu tiên: Khi liên kết
quy tắc pháp luật với quy tắc lợi ích, Mauss tham gia vào một cuộc
thảo luận lý thuyết mà chúng tôi sẽ trở lại. Nhận xét thứ hai: Quy tắc
luật và lợi ích chỉ có thể vận hành nếu những người chủ chốt không
hay biết, vì rằng người ta luôn tặng quà như là cố ý, tự do và vô vị lợi,
thế mà thực ra nó là bị bắt buộc, cưỡng bức và vụ lợi. Do đó, Mauss
quan tâm đến việc tách rời hình thức (món quà được tặng một cách
hào phóng) khỏi nội dung (sự bắt buộc và lợi ích kinh tế), nêu ra các
trường hợp cuối cùng trong đó “trong cử chỉ đi theo sự giao dịch, chỉ
có sự lừa lọc, sự tôn trọng hình thức và sự dối trá xã hội.” (LVBT:
178).

Nhưng nếu nêu ra phương hướng nghiên cứu này mà Bourdieu sẽ

theo, Mauss đã bỏ nó ngay để theo một phương hướng khác. Do đó
mà có nhận xét thứ ba: Câu hỏi thứ hai, chẳng những không làm rõ
câu hỏi thứ nhất, mà thực tế còn tạo ra một sự trượt (có tính quyết
định) đến một môn dân tộc chí thực sự về các giao dịch.

Cái hau: Từ tinh thần đến sự đáp trả

Trong đồ vật mà ta biếu tặng có sức mạnh nào khiến cho người

được tặng phải đáp trả? Câu hỏi tìm kiếm lý do trao đổi trong quan hệ
mật thiết được tạo ra giữa người biếu tặng, vật được tặng và người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.