LUẬN VỀ BIẾU TẶNG - Trang 89

hội của chúng ta trong đó thị trường và biếu tặng cùng tồn tại, như
Malinowski khi ông nghiên cứu sự cùng tồn tại giữa kulagimwali -
trên sự cùng tồn tại giữa nhiều nguyên tắc ứng xử trên những sân khấu
xã hội khác nhau.

Các nguyên tắc ứng xử khác nhau này không dẫn sang những Thế

giới thù địch

*

(Mondes hostiles) mà là sang những thế giới vừa tách

biệt nhau về nghi thức và vừa nối với nhau về mặt xã hội. Không tách
biệt hoàn toàn với nhau một cách tự nhiên, các thế giới này đan xen
vào nhau trong cuộc sống hằng ngày. Đâu là các phương tiện định chế,
vật chất và pháp lý khiến chúng tách biệt nhau, cho dù có sự chồng
chéo liên tục vào nhau? Bằng cách nào các cá nhân đánh dấu sự
chuyển từ thế giới này sang thế giới khác? Họ làm gì để tránh việc thế
giới này lấn sang thế giới kia? Để trả lời các câu hỏi đó, có nhiều cách
tiếp cận, tùy theo ta quan tâm đến các tiến trình khác nhau tạo ra sự
tách biệt giữa các thế giới này: Tiếp cận xã hội học lịch sử, tiếp cận xã
hội học về các bố trí vật chất được bố trí và các định chế, hay cả dân
tộc chí về các nghi thức tương tác. Trong mọi trường hợp, đối với các
lý thuyết này về các thế giới chồng chéo nhau, không còn có vấn đề
chấp nhận một sự chuyên môn hóa bộ môn hoàn toàn theo đúng các
ranh giới giữa các thế giới này, phân biệt thế giới của lý tính
(rationalité) với thế giới của sự biếu tặng chẳng hạn, nhưng đúng hơn
nghiên cứu cùng lúc sự vận hành chuyên biệt và các chuyến đi và
chuyến về của các cá nhân giữa các chu trình khác nhau này.

Các lý tính bối cảnh

Một cuộc tranh luận kéo dài đã đối lập các ngành hay các trào lưu

xem lý tính cá nhân như là định đề (các lý thuyết kinh tế được xây
dựng trên giả thuyết về một con người kinh tế (homo oeconomicus),
tức các trào lưu xã hội học về sự chọn lựa hợp lý) với các ngành hay

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.