LUẬN VỀ BIẾU TẶNG - Trang 95

- nhưng, như Mauss nói, “chúng tôi tin là đã tìm được ở đây một trong
những nền tảng vững chắc của loài người trên đó các xã của chúng ta
được xây dựng” (LVBT: 180). Như trong công trình nghiên cứu của
ông về ma thuật, trong đó ông đã áp dụng quan niệm xã hội học của
Durkheim xem tôn giáo như là định chế xã hội, đúng vào đối tượng
kháng cự mạnh nhất đối với quan niệm này, tức là quan hệ tư giữa hai
cá nhân, tức giữa nhà ma thuật và khách hàng của ông ta, Mauss áp
dụng ở đây phân tích theo quan niệm của Durkheim về các hợp đồng
và các định chế, đúng vào đối tượng kháng cự mạnh nhất, tức là quà
tặng tự nguyện, hành động tự do và không vụ lợi.

Chống thuyết dân tộc trung tâm của các nhà

kinh tế học

Tất nhiên, ông bắt đầu bằng việc nghiên cứu các trao đổi quà tặng

trong các xã hội nguyên thủy. Khi làm như thế, ông theo đuổi cùng
mục tiêu phê phán kinh tế chính trị mà Malinowski đã theo đuổi: Nghi
ngờ “huyền thoại về đổi chác” mà các nhà kinh tế học cổ điển dùng để
giải thích sự xuất hiện của thị trường và tiền tệ và cho thấy hoàn toàn
ngược lại, sự phức tạp của các ứng xử kinh tế của các thành viên thuộc
các xã hội nguyên thủy. Chúng ta không bị cấm cản, sau gần một thế
kỷ, so sánh mục tiêu này với mục tiêu của nhà xã hội học Đức Max
Weber khi ông phát hiện ngay vào năm 1905 tính cách được định vị về
lịch sử của các ý niệm và các công cụ của khoa học kinh tế và khi ông
tìm lại được trong phương châm sống của những người theo Thanh
giáo (puritanisme) mô hình của sự lý luận kinh tế theo thuyết cận biên
(marginalisme) [Weber, 1995]. Ngày nay, ta có thể cho rằng lịch sử
kinh tế sau Max Weber và dân tộc chí kinh tế sau Malinowski đều quy
tụ vào sự tố cáo thuyết dân tộc trung tâm của khoa học kinh tế khi nó
gán các động cơ cá nhân có tính phổ biến cho homo oeconomicus (con

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.