— Nhưng tôi chỉ nói nếu, bọn họ thành công trong việc lấy bản gốc ra
ngoài, họ đã sắp xếp mọi việc để chuyển bàn tài liệu qua tay ông? – viên
Biện lý Chính phủ hỏi.
— Vâng, – Al Obaydi trả lời một cách tự tin. – Tôi hiểu rằng Tổng thống
muốn tài liệu sẽ được giao cho Barazan Al–Tikriti, vị Đại sứ đáng kính của
chúng ta tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva. Khi ông ấy đã nhận được tấm giấy
da, và chỉ khi đó, tôi mới được phép trả phần tiền còn lại.
Tổng thống gật đầu chấp thuận. Xét cho cùng, viên Đại sứ đáng kính ở
Geneva là anh em cùng cha khác mẹ của ông.
Viên Biện lý Chính phủ tiếp tục chất vấn:
— Nhưng chúng ta làm sao có thể chắc chắn cái được giao cho chúng ta
sẽ là bản gốc, chứ không phải chỉ là một bản sao tinh xảo? – ông ta hỏi. –
Điều gì ngăn cản họ làm trò bằng cách đi vào rồi lại đi ra khỏi Viện Bảo
tàng Lịch sử Quốc gia, mà thực ra không hề đánh tráo bản Tuyên ngôn đó?
Một nụ cười xuất hiện trên đôi môi của Al Obaydi lần đầu tiên, trong lúc
ông ta trả lời:
— Thưa ông Biện lý Chính phủ, tôi đã đề phòng đòi bằng chứng đó. Khi
bản giả thay thế bản gốc, nó sẽ được tiếp tục trưng bày để cho công chúng
xem. Ông có thể an tâm vì tôi sẽ có mặt trong công chúng đó.
— Nhưng ông chưa trả lời câu hỏi của tôi, – viên Biện lý Chính phủ gay
gắt nói. Làm sao ông biết được cái của chúng ta là bản gốc?
— Bởi vì trên bản gốc do Timothy Matlock viết có một lỗi chính tả nhỏ
và lỗi này đã được sửa lại trong bản sao do Bill O’Reilly thực hiện.
Viên Biện lý Chính phủ miễn cưỡng ngồi trở xuống ghế khi vị thủ tướng
của ông ta đưa một bàn tay lên.
— Một tội phạm khác, thưa ngài, – vị Bộ trưởng Ngoại giao giải thích. –
Lần này là một kẻ làm giả có trách nhiệm làm bản sao tài liệu.
— Như thế, – viên Biện lý Chính phủ vừa nói vừa nghiêng mình về phía
trước một lần nữa, – nếu lỗi chính tả chưa được sửa vẫn còn trên tài liệu