khỏi cổng, bà ấy không quên ném về phía tôi một ánh mắt đầy
khinh bỉ. Tôi vừa đánh mất cơ hội phẫu thuật cho mẹ, đánh mất
những bữa cơm khá hơn, đánh mất cả những bộ quần áo lành lặn
và một ngôi nhà không bị nắng chiếu vào ban ngày, cơn mưa làm
ướ
t sũng cả mền hay những cơn gió lùa lạnh buốt giữa đêm. Một
tiếng sấm gầm vang và tia chớp xé toạc cả bầu trời kéo theo cơn
mưa ập tới. Những cơn mưa bất chợt như trút nước của Sài Gòn
đang muốn nhấn chìm tôi trong tiếng lòng. Vừa đi tôi vừa khóc.
Tôi đã vừa là một đứa con bất hiếu. Tôi không vứt bỏ được sự tự
trọng “rởm đời” mà một kẻ nghèo hèn như tôi không được phép
mang để có được cuộc sống tốt hơn cho mẹ. Người qua đường ngoái
lại nhìn tôi bằng những ánh mắt thương cảm hay tò mò tôi cũng
không biết, mà cũng chẳng muốn biết nữa.
Một chiếc ô tô trờ tới, thắng gấp làm tôi giật mình. Kính xe hạ
xuống, ngồi trong xe là ông Cơ, vẫn giữ nguyên thái độ lạnh lùng,
ông ấy ném ra cho tôi một chiếc áo mưa và xấp tiền. Chiếc xe
mất hút trong làn mưa, ông ấy không nói gì với tôi mà cũng không
để cho tôi nói lời nào. Trở về nhà trong bộ dạng ướt sũng và thất
thần, mẹ tôi lo lắng hỏi han nhưng tôi chỉ im lặng. Tối hôm đó, tôi
đưa mẹ đi mua bếp ga, chén đũa và nồi niêu để có thể tự nấu cơm
ở
nhà, mua thêm thuốc giảm đau và một vài bộ quần áo. Mẹ tôi cứ
gặng hỏi mãi tiền ở đâu ra, tôi chỉ trả lời rằng mình ứng được lương
vì việc kinh doanh khá tốt.
Kể từ đó, tôi không còn gặp lại ông Cơ thêm một lần nào nữa.
Nhiều năm sau, tôi có trở lại tìm để gửi lại số tiền mà năm xưa
ông ấy đã chìa tay ra với tôi trong một buổi chiều mưa, cũng như
nói một câu cảm ơn. Nhưng người ta nói ông ấy đã bán tất cả mọi
thứ ở Việt Nam để trở về Đài Loan rồi. Có người thì nói ông ấy
chết trong một tai nạn, và vợ con từ xứ Đài đã sang đây thanh lý tài
sản rồi đưa ông về quê nhà an táng. Người thì nói ông ấy cưới một