Bà trở vào Nam mang theo lời hứa của ông, mang theo cả giọt máu
của ông mà không hề hay biết…
Khi đó, tôi còn quá nhỏ để có thể hiểu được nỗi đau xa cách,
nhưng giờ đây, khi hồi tưởng lại từng lời bà kể, tôi hình dung ra được
sự thống khổ của chia ly: Đó là cảnh đất nước bị chia cắt, vợ
chồng phải chia lìa, anh em cha mẹ cũng xa nhau trong khi đang
sống dưới cùng một bầu trời Tổ quốc. Điều đó khác gì trái tim bị
cứa làm đôi…
Vào một ngày tháng Bảy năm 1964, chỉ một tuần sau khi bà trở
lại miền Nam, một số giới chức của Việt Nam Cộng hoà tuyên bố
Bắc chiến. Trong lần họp kín tại Hà Nội, bà được giao nhiệm vụ
tiếp tục moi tin từ một Đại tá trong hàng ngũ lãnh đạo quan trọng
của quân đội Việt Nam Cộng hoà, người đang chung sống với bà tại
Sài Gòn. Hơn một năm về trước, bằng lợi thế nhan sắc và khả
năng ngoại giao, bà nhanh chóng trở thành phu nhân của vị Đại tá
này, một lớp vỏ bọc quá hoàn hảo và chắc chắn để bà có thể hoạt
động trong lòng địch, cung cấp những tin tức quý giá cho hậu
phương miền Bắc. Lúc đó, họ hàng và bố mẹ ở quê đã lên án bà dữ
dội. Tôi thấu hiểu sự oan ức “kêu trời không thấu” của bà tôi khi
đó, nỗi oan không được phép thanh minh.
Từ ngày trở về Sài Gòn, bà luôn cảm thấy trong người nôn nao
khác lạ, bà biết mình đã có tin vui xen lẫn nỗi buồn. Đủ ngày đủ
tháng, bà sinh hạ một cặp song sinh, linh cảm của người mẹ cho bà
biết chắc rằng đây chính là con của người chồng cũ, người đồng
đội và cũng là người đàn ông bà yêu nhất. Còn ông Đại tá kia thì
mừng rỡ vì có được quý tử. Cặp song sinh đó chính là bác Hai và ba
của tôi. Vì bà tôi luôn trong tình trạng căng thẳng và lo âu suốt thời
gian mang thai nên khi sinh ra, cả hai đứa bé đều khá nhẹ cân.
Điều đó càng làm ông Đại tá tin rằng bà tôi vì sức khoẻ yếu nên
sinh non. Ông ta luôn mong mỏi có nhiều con, bởi cho rằng đó là