lấy chiếc khăn để che vội tấm thân hoang dại của mình, chiếc
khăn của tôi! Nó là của tôi! Tuổi thơ tôi có lẽ đã chết yểu kể từ cái
đêm đáng thương đó.
Nguyễn Thị Lan là mối tình vụng trộm lâu năm nhất trong hết
thảy các mối tình trăng gió của ông. Nhưng điều đáng phục là ông
đã có thể giấu kín người phụ nữ này trong bóng tối suốt nhiều
năm trời, cho đến một ngày, khi không còn có thể chờ đợi thêm
bằng lời hứa nữa, với khao khát bước ra khỏi bóng tối, cô ta đã tìm
đến nhà gặp mẹ tôi và nói hết mọi chuyện trước cả cái đêm mà
chúng tôi nhìn thấy cô ta trên “chiếc giường hạnh phúc” tại nhà
mình. Mẹ tôi có lẽ đã tiếp nhận việc này một cách rất bình thản, tôi
nhìn thấy sự bình thản đó trong ánh mắt, đôi môi và cả cái vuốt
tóc của mẹ. Nhưng thật ra, nó còn đáng sợ hơn cả một cơn giận dữ.
Tiễn cô ta ra về, mẹ lại nhìn tôi và mỉm cười. Nụ cười mang một chút
héo hắt, một chút ai oán, và một chút đắng.
Lần đó, mẹ đã lại tha thứ cho ba. Tôi cũng không chắc đó là sự
tha thứ, bởi vì nó cũng có thể là một sự cam chịu, chấp nhận, điều
mà người phụ nữ sinh ra và lớn lên tại Việt Nam luôn được dạy. Mẹ
tôi cũng vậy, bà cần mẫn nhặt nhạnh những lỗi lầm của ba tôi rồi
cho vào chiếc hộp, khoá lại.
Nhưng đó là câu chuyện của nhiều năm về trước, khi tôi còn
rất bé, và đó là khi mẹ tôi còn le lói chút tia hy vọng đối với ba. Tôi
thậm chí còn không biết mình có nên hận người phụ nữ tên Lan hay
không. Đôi khi, tôi chợt nghĩ, có lẽ cũng nên cho người thứ ba được
quyền lên tiếng, được quyền giãi bày nỗi khổ riêng đằng sau nỗi
khổ chung của những người vợ, những đứa con.
Tôi đến thăm mộ ba vào một ngày trời sắp sang đông. Ngọn
đồi dốc quanh co chỉ mình tôi bước, những con dê giật mình chạy
vụt đi khi nghe thấy tiếng chân người. Ngôi mộ của ba tôi được xây