đến kiến tánh. Phải biết Phật tánh của kẻ ngu người trí vốn chẳng sai biệt,
chỉ vì mê ngộ chẳng đồng, nên mới có kẻ ngu người trí. Nay ta thuyết Pháp
Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật, khiến cho mọi người đều được trí huệ, hãy chú
tâm nghe: Thiện tri thức, người đời suốt ngày miệng niệm BÁT NHÃ,
chẳng nhận được TỰ TÁNH BÁT NHÃ, cũng như nói ăn mà chẳng no,
miệng chỉ thuyết KHÔNG, muôn kiếp chẳng được KIẾN TÁNH, rốt cuộc
vô ích.
Thiện tri thức, Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật là tiếng Phạn, dịch là đại trí huệ
đến bờ bên kia, đây cần phải tâm hành, chẳng ở miệng niệm, miệng niệm
tâm chẳng hành thì cũng như huyễn hoá. Miệng niệm tâm hành, thì tâm và
miệng tương ưng. Bản tánh là Phật, lià tánh chẳng có Phật.
Sao gọi là Ma Ha? Ma Ha là đại, tâm lượng quảng đại như hư không, chẳng
có biên giới, cũng chẳng vuông tròn lớn nhỏ, cũng chẳng phải xanh vàng đỏ
trắng, cũng chẳng trên dưới dài ngắn, cũng chẳng giận, chẳng vui, chẳng
phải chẳng quấy, chẳng thiện chẳng ác, chẳng đầu chẳng đuôi. Các cõi Phật
đều đồng như hư không, diệu tánh con người vốn không, chẳng có một
pháp có thể đắc, tự tánh chơn không cũng như thế. Thiện tri thức, chớ nên
nghe ta nói KHÔNG mà liền chấp KHÔNG. Trước nhất chớ chấp KHÔNG,
nếu để tâm KHÔNG tĩnh tọa là lọt vào VÔ KÝ KHÔNG. Thiện tri thức, thế
giới hư không bao hàm sắc tướng vạn vật, mặt trời mặt trăng, núi sông đất
đai, cây cối, biển lớn, kẻ dữ người lành, pháp ác pháp thiện, thiên đàng địa
ngục, tất cả đều ở trong hư không, TÁNH KHÔNG của con người cũng
vậy. Thiện tri thức, tự tánh hay bao hàm muôn pháp là ĐẠI,muôn pháp đều
ở trong tự tánh của con người. Nếu thấy điều dữ điều lành của người, tất cả
đều chẳng lấy chẳng bỏ, chẳng chấp chẳng nhiễm, tâm như hư không gọi là
ĐẠI, nên nói là MA HA. Thiện tri thức, kẻ mê miệng nói, người trí tâm
hành. Lại có kẻ mê để tâm không mà tĩnh tọa, trăm điều chẳng nghĩ, tự
xưng là đại, với bọn người này không thể nói gì được, vì họ bị rơi vào tà
kiến. Thiện tri thức, tâm lượng quảng đại cùng khắp pháp giới, dùng thì liễu