liễu rõ ràng, ứng dụng liền biết tất cả. Tất cả tức một, một tức tất cả, tới lui
tự do, tâm thể vô ngại tức là BÁT NHÃ.
Thiện tri thức, tất cả TRÍ BÁT NHÃ đều từ tự tánh mà sanh, chẳng từ bên
ngoài vào, chớ lầm dùng ý thức, gọi là chơn tánh tự dụng. Nhất chơn nhất
thiết chơn, tâm lượng là việc lớn, chẳng nên hành đạo nhỏ, miệng chớ trọn
ngày nói không mà trong tâm chẳng tu hạnh này, giống như thường dân tự
xưng là vua thì không được, hạng người này chẳng phải đệ tử của ta.
Thiện tri thức, sao gọi là BÁT NHÃ? BÁT NHÃ dịch là trí huệ. Bất cứ nơi
nào lúc nào, niệm niệm chẳng ngu muội (chẳng chấp thật), thường hành
đúng trí huệ, tức là hạnh BÁT NHÃ. Một niệm ngu muội (chấp thật) thì
BÁT NHÃ tuyệt, một niệm trí huệ thì BÁT NHÃ sanh. Con người ngu mê
chẳng thấy BÁT NHÃ, miệng nói BÁT NHÃ mà trong tâm thường ngu
muội, tự nói ta tu BÁT NHÃ, niệm niệm nói KHÔNG mà chẳng biết
CHƠN KHÔNG. BÁT NHÃ không hình tướng, ấy là tâm trí huệ, nếu hiểu
thấu như thế gọi là TRÍ BÁT NHÃ.
Sao gọi Ba La Mật? Ba La Mật là tiếng Ấn Độ, dịch là đến bờ bên kia,
nghĩa là lià sanh diệt. Chấp cảnh thì sanh diệt dấy lên như nước nổi làn
sóng, tức gọi bờ bên này, lìa cảnh thì chẳng sanh diệt như nước chảy im lìm,
tức là bờ bên kia, nên gọi Ba La Mật. Thiện tri thức, kẻ mê miệng niệm,
đang trong lúc niệm có vọng có sai, niệm niệm nếu hành, gọi là chơn tánh.
Kẻ ngộ pháp này là PHÁP BÁT NHÃ, kẻ tu hạnh này là HÀNH BÁT
NHÃ, chẳng tu tức là phàm phu, một niệm tu hành, tự thân bằng Phật.
Thiện tri thức, phàm phu tức Phật, phiền não tức Bồ Đề; niệm trước mê tức
phàm phu, niệm sau ngộ tức Phật. Niệm trước chấp cảnh tức phiền não,
niệm sau lià cảnh tức Bồ Đề.
Thiện tri thức! MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT, tối cao tối thượng tối đệ
nhất, không trụ không đi cũng không đến, tam thế chư Phật từ đó ra. Cần
phải dùng ĐẠI TRÍ HUỆ, phá ngũ uẩn phiền não trần lao, tu hành như thế,
nhất định thành Phật, đổi TAM ĐỘC thành GIỚI, ĐỊNH, HUỆ. Thiện tri