ngu muội, thường tu hạnh trí huệ, tức là hạnh Bát nhã. Một niệm ngu
muội tức là Bát nhã tuyệt. Một niệm trí huệ tức là Bát nhã sanh. Người
thế gian mê muội, chẳng thấy Bát nhã. Miệng nói Bát nhã, mà trong
lòng thường ngu muội. Thường tự nói ta tu hạnh Bát nhã, niệm niệm
nói "không" mà chẳng biết Chân không. Bát nhã không hình tướng, ấy
là trí huệ tâm. Thiệt có hiểu rõ như thế, mới chính là trí Bát nhã.
Giảng:
Cái gì gọi là Bát nhã? Bát nhã là Phạn ngữ, đời Đường Trung Quốc dịch là
trí huệ. Tại mọi nơi, bất cứ lúc nào, niệm niệm sáng suốt, niệm niệm không
mê, niệm niệm không vô minh, thường dùng trí huệ xử lý mọi việc, đó
chính là tu hạnh trí huệ. Nếu một niệm ngu si, Bát nhã sẽ đoạn tuyệt. Đoạn
tuyệt này là ví dụ, chớ trí huệ chân chánh hoàn toàn không đoạn tuyệt, vì trí
huệ chân chánh bất sanh bất diệt, làm sao có thể đoạn tuyệt được? Ý nói lúc
mê muội, Bát nhã không hiện tiền. Nếu không mê muội, không ngu si, lúc
đó Bát nhã sanh khởi. Ví dụ có người nói uống rượu hút thuốc là không tốt,
dùng LSD, dùng ma túy là không nên, nhưng quý vị không tin, đó gọi là
Bát nhã đoạn tuyệt. Người có trí huệ thì phải làm sao? Nếu nghe nói rằng
uống rượu, hút thuốc, hút á phiện là điều không tốt, người trí bèn nhanh
chóng sửa đổi, đó gọi là Bát nhã sanh. Người ngu si biết rõ ràng đó là điều
không đúng nhưng vẫn cứ muốn thử.
Người thế gian rất ngu, không chỉ một người mà là rất nhiều người đều ngu
si, họ tự mình không biết Bát nhã, miệng thường nói trí huệ, mà tâm thường
làm những việc ngu muội. Điều không nên làm mà họ vẫn cứ làm. Họ
thường nói tôi tu hành trí huệ, mỗi niệm đều nói: "không" chính là Bát nhã.
Bát nhã có hai mươi loại không môn, cần phải "không" tất cả. Nhưng họ
không biết cái không chân chánh, tuy hiểu một chút Kinh điển, biết trì một
vài câu chú, tụng vài câu Kinh, nhưng tật xấu của mình lại không sửa đổi,
đó chính là khẩu đầu thiền. Hằng ngày nói "không" mà không biết sửa đổi