Nếu chấp cảnh giới, thì có sanh diệt. Niết Bàn giống như nước, vốn không
có sóng, nhưng khi có gió liền có sóng. Gió tức vô minh, sóng tức phiền
não. Nếu không chấp cảnh giống như nước không sóng, nếu không sóng sẽ
đoạn tuyệt sanh tưû; đây chính là chỗ chúng ta phải nên dụng công. Quý vị
nói tâm có rất nhiều tạp niệm, tạp niệm chính là sóng. Nếu không có sóng,
sanh diệt sẽ đoạn trừ. Sanh diệt không có, sanh tử cũng kết thúc. Có sanh
diệt gọi là thử ngạn. Ly khai cảnh giới tức không sanh diệt, giống như nước
thường trôi chảy không ngừng, tức trí huệ quang minh chiếu khắp, gọi là bỉ
ngạn, cho nên gọi là Ba la mật. Đoạn kinh văn này rất thực dụng, nếu quý vị
ra công nghiên cứu kỹ càng thì có thể dùng suốt đời.
*
Chư Thiện tri thức! Người mê muội, thì lúc miệng niệm Bát nhã mà
tâm còn vọng động, tư tưởng điều quấy. Nếu niệm niệm tâm thường
hành Bát nhã, thì mới gọi là Chân tánh. Biết rõ pháp ấy, thì hiểu pháp
Bát nhã. Tu hạnh ấy là tu hạnh Bát nhã. Không tu hạnh ấy tức là phàm
tục. Một niệm tu hành, thì thân mình đồng như Phật.
Giảng:
Người mê chỉ biết dùng miệng niệm thì lúc niệm trong tâm lại có vọng
niệm và sanh những niệm không chánh đáng. Nếu khi niệm đều y theo Bát
nhã mà tu hành, tức không làm những việc ngu muội. Đó chính là y theo
chân tánh của mình mà tu hành. Nếu hiểu rõ pháp này, chính là Bát nhã
pháp. Bát nhã chính là không ngu si, không làm những việc mê muội. Việc
mê muội có rất nhiều rất nhiều. Đó chính là những việc vốn không nên làm
mà quý vị vẫn làm, nghiêm trọng nhứt là tâm dâm dục, vốn không nên làm,
nhưng vì mê muội đến, không những quên mất Bát nhã, mà Ba la mật cũng
quên luôn, cứ làm theo ý mình, buông lung theo dục tình. Phàm phu chỉ
thích làm những việc mê muội mà không chịu tu Bát nhã pháp. Không làm
việc ngu si chính là Bát nhã hạnh. Quý vị không tu Bát nhã hạnh, chính là