*
Ba mươi sáu pháp đối ấy, nếu hiểu mà dùng, thì nói suốt tất cả kinh
pháp, ra vào đều lìa cả hai bên.
Giảng:
Lục Tổ Đại sư nói: Ba mươi sáu đối pháp này, nếu các ông hiểu rõ dụng của
nó, thì có thể quán thông tất cả Phật pháp kinh điển, tất cả Phật pháp kinh
điển đều từ đạo lý này sanh ra. Được như thế thì ra vào sẽ không rơi vào hai
bên, đây là trung đạo liễu nghĩa.
*
Khi tánh mình (tự tánh) động dụng, nói chuyện với người, thì ngoài đối
với tướng mà phải lìa tướng, trong đối với không mà phải lìa không.
Nếu toàn trước tướng tức là làm lớn thêm cái tà kiến. Bằng toàn chấp
không, tức là làm lớn thêm sự vô minh. Người chấp không thường có ý
chê kinh, nói rằng chẳng dùng văn tự. Đã rằng chẳng dùng văn tự, lẽ
thì họ chẳng nên nói ra lời nói mới phải, vì lời nói ra tức là cái tướng
của văn tự. Lại nói: ‘Trực tâm là đạo tràng, không lập văn tự’, nhưng
hai chữ "không lập" đó cũng là văn tự! Hễ thấy người ta nói thì chê lời
nói của người, đấy chính là chấp trước văn tự.
Các ông phải biết tự mình mê còn dung được, sao dám chê bai kinh
Phật? Chẳng nên chê kinh mà phải bị tội chướng vô cùng.
Giảng:
Lúc tự tánh sanh khởi dụng, lúc cùng người khác nói chuyện bên ngoài nên
ở tướng mà ly tướng, bên trong thì nơi "không" mà ly không. Nếu các ông
trong ngoài đều trước tướng, thì sẽ sanh ra tà tri tà kiến. Nếu các ông không
chấp có, mà lại chấp vào không, thì sẽ tăng trưởng vô minh. Người chấp
trước vào không sẽ nói như thế này: "Cái gì cũng không cần, không cần học