Nếu ông chỉ nghe mà không y pháp thực hành, sẽ khiến người sanh ra tà
niệm. Ông cần nên y theo lời thuyết pháp của tôi tu hành mà không chấp
tướng. Nếu ông hiểu rõ đạo lý của tôi nói ra, mà y theo đạo lý của tôi đã dạy
mà đi giảng kinh thuyết pháp, y theo đạo lý của tôi nói ra mà sanh ra dụng
biến hóa. Y theo lời nói của tôi mà tu hành, y theo đạo lý của tôi nói ra mà
thân hành thực tiễn, thì sẽ không mất đi tông chỉ của đốn giáo.
*
Nếu có người hỏi các ông về đạo nghĩa: Hỏi có thì đối không, hỏi không
thì đối có, hỏi phàm thì đối thánh, hỏi thánh thì đối phàm, hai đường
đối nhau thì sanh ra nghĩa trung đạo. Một câu hỏi một câu đáp, đến
như các câu hỏi khác, cứ y theo đây mà thi hành thì chẳng sai lý vậy.
Giả như có người hỏi sao gọi là tối? Đáp: "Sáng là nhơn, tối là duyên,
sáng dứt thì tối. Lấy cái sáng mà chỉ rõ cái tối, lấy cái tối mà chỉ rõ cái
sáng, qua lại đối nhau thì thành cái nghĩa trung đạo." Mấy điều hỏi
khác, tất cả đều y theo cách chỉ đó mà trả lời. Ngày sau các ông có đi
truyền pháp, cứ y theo pháp ấy mà truyền dạy nhau, chớ làm sai tông
chỉ.
Giảng:
Khi có người hỏi ông pháp nghĩa, họ hỏi ông đạo lý "có" thì ông dùng đạo
lý "không" đối, họ hỏi đạo lý "phàm phu" thì ông dùng đạo lý "thánh nhân"
đối. Họ hỏi đạo lý "thánh nhân" thì ông dùng đạo lý "phàm phu" đối. Đây là
đạo lý lưỡng trùng. Tương nhân tương tuần, từ trong sanh ra nghĩa lý trung
đạo. Như một vấn một đối. Những cái khác đều như vậy thì không mất đi
tông chỉ đốn giáo. Ví như có người hỏi ông: "Cái gì là tối?" Ông nên trả lời
như thế này: "Sáng là nhân, tối là duyên của quả. Lúc sáng không có đó là
tối. Lấy quang minh để hiển cái hắc ám, dùng hắc ám mới có thể hiển ra cái
quang minh. Đến và đi là giống nhau, theo nhau (tương nhân tương tuần)
mà thành tựu trung đạo liễu nghĩa." Các vấn đề khác cũng căn cứ theo đạo
lý này mà trả lời. Sau này các ông truyền pháp đều y theo đạo lý này mà