Lục Tổ Đại sư vào ngày tám tháng bảy năm này, chợt nói với đại chúng
rằng:
–Tôi muốn trở về Tân Châu, các ông mau mau chuẩn bị thuyền bè.
Lúc đó, trong số đông đồ đệ của Lục Tổ có người òa lên khóc. Trước kia đã
khóc rồi, lần này Lục Tổ sắp đi, họ lại khóc nữa, không muốn Lục Tổ ra đi.
Lục Tổ Đại sư nói:
–Mười phương ba đời Chư Phật xuất hiện ở đời vẫn thị hiện tướng Niết
Bàn, có đến tất có đi, có sanh tất có diệt, đây là đạo lý rất bình thường.
Thân này của tôi, nhất định có chỗ quy về.
Đại chúng nói:
–Bạch Tổ Sư, Ngài từ đây ra đi, nhưng chúng con không muốn Ngài viên
tịch, nhập Niết Bàn, hy vọng sớm muộn gì Ngài cũng sẽ trở lại.
Lục Tổ Đại sư nói:
–Tôi giống như chiếc lá rơi, nên trở về với cội cây, khi tới cũng không lời
(vô khẩu).
Tôi nghĩ chữ "khẩu" ở đây có lẽ viết sai, nên là trở lại "vô nhựt", ý nói lúc
tôi tới cũng không có ngày.
Lai thời vô khẩu, có một cách giảng khác, là khi tôi tới không có thuyết
pháp, khi tôi đi cũng không có thuyết pháp, pháp tướng vốn không tăng
không diệt. Tôi tuy thuyết pháp lâu năm như thế, sự thực không thuyết một
pháp nào cả, cho nên nói: "khi tới không nói." Pháp vô định pháp, chỉ cần
hợp lý giảng như thế nào cũng được, nhưng không nên giảng sai lầm, dẫn