LƯỢC GIẢNG KINH PHÁP BẢO ĐÀN - Trang 7

Đại chúng nghe xong nói với nhau rằng: Chúng ta chẳng cần nhọc tâm mệt
trí làm kệ, đâu có ích gì, vì có Thượng Tọa Thần Tú hiện làm giáo thọ sư,
chắc chắn sẽ được, chúng ta làm kệ chỉ phí sức thôi, chúng ta về sau y chỉ
Sư Thần Tú cũng được rồi. Ngài Thần Tú suy nghĩ: Đại chúng chẳng trình
kệ, vì ta là giáo thọ sư của họ, ta phải làm kệ trình Hoà Thượng. Nếu chẳng
trình kệ thì Hoà Thượng làm sao biết được kiến giải sâu cạn trong tâm ta, ý
của ta trình kệ vì cầu Pháp thì tốt, vì mong làm Tổ thì không nên, chẳng
khác nào dùng tâm phàm mà đoạt Thánh vị. Nếu chẳng trình kệ thì làm sao
đắc Pháp được, thực khó! Thực khó!

Nơi hành lang trước Pháp đường, Ngũ Tổ định mời họa sĩ đến vẽ Biến
Tướng Kinh Lăng Già và Ngũ Tổ Huyết Mạch Đồ, để cúng dường và lưu
truyền đời sau. Khi Thần Tú làm kệ xong, mấy lần muốn vào trình, nhưng
khi đến trước Pháp đường thì trong tâm bấn loạn, mồ hôi ướt đẵm mình.
Như vậy trải qua bốn ngày, mười ba lần muốn vào trình vẫn chưa trình
được, sau cùng Thần Tú suy nghĩ: Chi bằng ghi trên vách tường hành lang
để Hoà Thượng thấy được; nếu Tổ nói tốt thì ta ra lễ bái nói của Thần Tú
làm, nếu nói là chẳng được thì uổng công ta ở núi mấy năm, lại tu Đạo gì
mà được nhận lễ bái của người! Nửa đêm đó không cho ai hay, tự cầm đèn
viết kệ trên vách hành lang phiá Nam, trình sở thấy của tự tâm, kệ rằng:

Thân thị Bồ Đề thụ,

Tâm như minh cảnh đài,

Thời thời cần phất thức,

Vật sử nhạ trần ai.

Dịch nghĩa:

Thân là cây Bồ Đề,

Tâm như đài gương sáng,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.