Nói đến tiếng Hán-Việt chúng ta không thể không nhớ đến tổ-tiên ta
đời trước học chữ Tàu, tiếng Tàu nhưng dần dần đọc trại ra, khiến biến theo
thanh-âm, cung-bậc của tiếng ta và nhân-thế, để lại cho ta một kho tiếng rất
tao-nhã phong-phú. Kết-quả là chữ Tàu có bao nhiêu là ta có bấy nhiêu tiếng
Hán-Việt có thể đem dùng vào tiếng nói hằng ngày của chúng ta. Đó là
trường-hợp có một không hai trong lịch sử các tiếng nói trên hoàn-cầu vậy.
Song le cái của quí-báu ấy xưa kia chưa từng được đem ra ứng-dụng
một cách xứng-đáng với giá-trị của nó. Phải đợi đến ngày nay chúng ta mới
nhận-thực rõ-ràng về giá-trị tiếng Hán Việt trong việc đào-tạo quốc văn.
Người nước ta khi bắt đầu học chữ Hán là vì tình-thế bắt-buộc, nhưng sau là
vì ham chuộng, vì kính mộ đạo thánh-hiền. Đã thế mà học đạo thánh-hiền,
theo ý tiền-nhân ta, tất phải học chữ nho mới được. Nói một cách khác, tức
là chủ-trương rằng muốn hấp-thụ một văn-hóa nào, tất phải học thứ văn-tự
đã sản-xuất ra văn-hóa ấy. Vì vậy, chữ Tàu mới được lên cái địa-vị tối-cao là
« chữ của ông Thánh ». Một lý-do khác là khi người nước ta bắt đầu theo
Hán-học trình-độ tiếng ta chưa đủ để phiên dịch các sách chữ Nho. Không
như người Tàu khi du-nhập Phật-giáo của Ấn-độ thì họ có thể dịch ngay
tiếng phạn ra chữ Hán…
Nói tóm lại, hết thời-kỳ Bắc-thuộc đến đời nhà Trần (thế-kỷ 13) trong
khoảng một ngàn ba bốn trăm năm, người tri-thức nước ta chỉ chăm theo
Hán-học, không hề tưởng đến vận-mệnh của tiếng nói nước nhà. Tuy vậy, họ
đã làm nên một việc hữu-ích đối với quốc-âm, một cách gián-tiếp. Các cụ đồ
nho ta xưa dạy học-trò có một phương-pháp rất đặc-sắc là dùng tiếng nôm
để nghe sách và giảng nghĩa sách. Trước hết thầy bảo học-trò bình lên một
câu chữ nho, rồi cùng một giọng ngân-nga trầm-bổng ấy, giải-nghĩa từng
chữ một ra tiếng nôm. Sau hết thẩy mới lại dùng tiếng nôm giảng-giải ý-
nghĩa trong câu sách. Đứng riêng về phương-diện quốc-âm mà nói, phương-
pháp ấy có mấy điều lợi ích : một là bắt-buộc người ta phải tìm những tiếng
nôm để dịch nghĩa những chữ Hán cho đúng, tức là giúp cho sự định-nghĩa
mỗi tiếng ta. Hai là dùng tiếng ta để nghe sách và giảng sách, tức là làm cho
tiếng ta dần dần thành lời nói có văn-chương. Sau hết, là chỉ rõ những