khiến cho thơ, phú Quốc-âm đã thành lập lại có lối chữ riêng để ghi chép.
Hai ông ấy thực có công khởi-xướng một nền văn-học cho nước ta vậy.
Làm thơ Quốc-âm lúc đầu chỉ là một cách tiêu-khiển nhã-nhặn của một
số ít văn-nhân khi nhàn rỗi đem ra xướng họa cùng nhau. Nhưng đến đời Lê
Hồng-Đức (1460-1487) thì đã thịnh-hành lắm. Vua Lê Thánh-tôn lập ra một
tao-đàn cùng các quan trong triều xướng họa. Chính ngài là một thi-bá
đương thời và có nhiều bài thơ truyền-tụng. Đến thế-kỷ 18 và 19, thơ Quốc-
âm so với mấy đời trước lại càng tiến-bộ hơn nhiều. Dưới ngọn bút tài tình
của các thi-nhân như Nguyễn-Công-Trứ, Nguyễn Khuyến, bà huyện Thanh-
Quan, thì thơ nôm có lẽ đã hay đến tuyệt-điểm.
Văn biền-ngẫu – văn xuôi có luật – cũng được các nhà nho ta luyện tập
lắm. Chúng ta còn được nhiều bài phú, kinh nghĩa, văn sách bằng chữ nôm
từ đời Lê (1428-1527) để lại. Về đời Tây-sơn (1788-1802) có hai bài phú
Tây hồ tụng, Tây hồ chiến là hai bức tranh phản-chiếu thời loạn-lạc hồi bấy
giờ. Nhưng đến bài văn tế « Trận vong tướng-sĩ » của tiền-quân Nguyễn-
Văn-Thành vào khoảng 1802, đầu triều Gia-long mới thật là một áng văn-
chương kiệt-tác.
Trong thi-ca bình-dân, ngoài ca-dao, truyện và vè, lại còn có lối hát trai
gái đối-đáp, ngoài Bắc gọi là hát trống quân, ở Trung-kỳ hay gọi là hát hò
hay hát ví. Lối hát ấy rất thịnh-hành ở miền Nghệ Tĩnh. Chẳng những con
trai con gái thường dân, cả đến học trò, con nhà quan cũng say mê những
cuộc chơi vui vẻ và thanh-tao ấy. Chính tác-giả truyện Kiều, cụ Nguyễn-Du,
khi còn là học trò đi thi cũng là một tay tài-tử trong nghề hát ví. Vì được
nhuần-thấm tâm-hồn trong không-khí bình-dân, nên nghệ-thuật truyện Kiều,
một tác-phẩm vô song trong thi-giới Việt-Nam đã thâu góp tất cả tinh-hoa
của hai nguồn thơ quốc-âm cùng thịnh-hành thời ấy : một lối thơ trang-
nghiêm bắt chước thơ Tàu và một lối thơ bình-dị nẩy nở trong đám thường-
dân.
Nhưng thế-kỷ 19 đã mở một kỷ-nguyên mới trong văn học Việt-Nam.
Một việc hệ-trọng đã xẩy ra trong lịch sử : bề ngoài là sự tiếp xúc của hai
văn-hóa Đông, Tây ; bề trong là sự can-thiệp của người Pháp vào cuộc nội-