III. SINH-LỰC TIẾNG VIỆT-NAM VÀ NHỮNG
NGUYÊN-NHÂN GIÚP SỨC PHÁT-TRIỂN CỦA
NÓ Ở HIỆN-TẠI
Mới xét qua thì tự-hồ tiếng Pháp là một trong những ngôn-ngữ thông-
dụng nhất trên hoàn-cầu, một ngày kia sẽ tràn ngập khắp cõi nước ta, tiếng
Việt-Nam sẽ vĩnh viễn là một thứ tiếng phụ-thuộc chỉ đợi ngày tiêu-vong.
Nhưng xét kỹ thì mỗi lo-ngại ấy không bằng-cứ vào đâu. Trái lại có
nhiều duyên-cớ cho chúng ta tin chắc rằng tiếng Việt-Nam đương đi-tới một
cuộc phục-hưng hoàn-toàn. Sự phát-triển của nó trong vài chục năm nay là
một tang-chứng hiển-nhiên. Nhưng hơn nữa còn một điều khiến chúng ta
càng vững-vàng về tương-lai của tiếng ta, là sự phát-triển bồng-bột ấy không
phải một việc tình-cờ, đơn-độc trong lịch-sử hiện-đại của nước ta. Nó có
dính-dáng với những nguyên-nhân rất sâu-xa vậy. Khởi đầu là một luồng tư-
tưởng rất mạnh làm rung-động tất cả các hạng người trong xã-hội, và xô-đẩy
người ta đi tới một nguyện-vọng chung, một lý tưởng chung. chúng tôi
muốn nói cái tinh-thần quốc-gia, bật dậy trong các dân-tộc Á-đông, sau khi
tiếp xúc với cái văn-minh mới-mẻ từ Tây phương đưa lại.
Thoát khỏi giấc mê ngàn năm, các dân-tộc ấy lần-lượt tỉnh hồn và
nhận-thức cái hương-hỏa quốc-gia của họ. Đầu tiên người Nhật hăng-hái
bạo-dạn học theo Tây-phương, nhưng đồng thời họ cũng chấn-hưng văn,
ngôn của họ. Ở nước Tàu cùng đi đôi với cuộc cách-mệnh chính-trị, có một
cuộc cách-mệnh văn-học do phái Hồ Thích chủ-trương. Ở nước ta phái trí-
thức Âu-hóa cũng mang một lý-tưởng quốc-gia để làm việc, vì thế phong-
trào trí-thức ở nước ta ban đầu rất đượm tinh-thần quốc-gia. Thảo-luận vấn-
đề quốc-văn, ông Phạm Quỳnh từng nói : « Tiếng ta còn, nước ta còn », ông
Nguyễn-Văn-Vĩnh cũng từng viết : « Tương-lai nước ta hay dở là ở như chữ
quốc-ngữ ». Ý-kiến của hai học-giả đàn anh ấy thật tỏ rõ ý-nghĩa sâu-xa của
phong-trào chuộng quốc-văn ở nước ta vậy. Ông Paul Meyer, một học-giả
Pháp nghiên-cứu về các tiếng « lai La-mã » ở Âu-châu, có viết mấy hàng