sau đây mà ta có thể đem gán vào trường-hợp của chúng ta : « Về đời
Trung-cổ tư-tưởng quốc-gia chưa phát đạt, nên chưa cần lấy ngôn-ngữ làm
biểu-hiệu bề ngoài. Chỉ đến ngày nay người ta mới thấy các dân-tộc, mất
quyền tự-chủ, cố sức giữ-gìn cho tiếng nói của họ được thuần khiết, và văn-
học của họ khỏi bị tiêu-ma » Xem thế thì gây-dựng một nền văn-học quốc-
gia ngày nay, có bề dễ dàng hơn ngày xưa vậy.
Nhưng lạ thay ! xét trong lịch-sử dân-tộc ta, tư-tưởng quốc-gia không
phải không có lắm thời-kỳ oanh-liệt, thế mà lại chẳng thấy một nền văn-học
quốc-gia chân-chính xuất hiện, là bởi cớ sao ? Vì sao cái mộng-tưởng của
Hàn-Thuyên đến mấy thế-kỷ sau vẫn không thực-hiện được ? Suy-xét cho
thấu đáo, chúng ta sẽ thấy có những trường-hợp bất lợi như sau này :
1) Hán-học nhuần-thấm trong tâm-não người mình đã lâu. Tiền-nhân ta
xem chữ Hán như một thứ văn-tự của thánh-nhân đặt ra cho thiên-hạ đều
dùng chớ không phải riêng ai và cũng không phải vay-mượn của ai cả.
Thậm-chí chữ tàu mà ta vẫn gọi là « chữ ta ». Đã là « chữ ta » thì có khi nào
nghĩ tới việc lấy tiếng nôm thay vào nữa ? Vả lại, chữ « Nho » với đạo «
Nho » không thể tách rời nhau ra. Nếu bỏ chữ Nho tức là làm một điều bội-
bạc mà các cụ Nho-học ta xưa không bao giờ dung-thứ ;
2) Quyền quân-chủ độc-tôn ở nước ta ngày xưa lấy Nho-giáo làm gốc.
Lẽ cố-nhiên các triều-đại đều tôn-sùng Nho giáo, cho nên trong việc giáo-
hóa, chữ Hán cũng chiếm địa-vị độc-tôn ;
3) Ở Âu-châu về thời Trung-cổ, sau khi Đế-quốc La-mã đổ nát các dân-
tộc mới lập thành quốc-gia đều thoát-ly thế-lực La-mã về đường chính-trị.
Ảnh hưởng của La-mã chỉ còn trong phạm-vi văn-chương mà thôi, không có
tính-cách bức-bách như một thế-lực về chính-trị. Trường-hợp của chúng ta
lại khác, nước Tàu bao giờ cũng vẫn là một « ông láng giềng » chỉ chực cơ-
hội để can-thiệp vào vận-mệnh nước ta. Cái uy-thanh về võ-lực ấy không
khỏi có ảnh-hưởng nặng-nề đến sự giải phóng của chúng ta về tinh thần. Cả
đến cái văn-hóa Trung-hoa mà chúng ta hấp-thụ vốn nó cũng đã không lợi
cho tinh-thần giải-phóng của chúng ta !