Đối với những lời gièm-pha công-kích, nó tự biện-hộ một cách rất hùng-
hồn.
Vài ba mươi năm nay, tiếng Việt-Nam dùng để viết hay phiên-dịch các
sách khoa-học và triết-học mỗi ngày một nhiều. Quốc-văn ta cũng tiến-hóa
dần-dần đến chỗ phồn-thịnh và hoàn-mỹ. Xem thế đủ biết các bậc đàn anh
đem tâm-lực bồi-bổ cho văn-học nước nhà vốn không theo đuổi một ý-tưởng
vu-vơ, và đã đưa chúng ta vào đường chân-lý vậy.
Nhưng muốn cho tiếng Việt-Nam xứng-đáng với thiên-chức nó, là đời
đời làm biểu-hiệu cho nòi giống, và quyền tự-do đáng quí hơn hết của chúng
ta, ta phải làm thế nào cho tiếng ta càng ngày càng phong-phú và tốt đẹp
thêm lên. Quốc-dân ta đã thấu rõ chỗ thiết yếu ấy, và tất cả sự nỗ-lực của
chúng ta đều nhằm vào một mục-đích chung. Tuy vậy cái ngày thành-tựu
hãy còn xa. Chúng ta hiện còn thiếu một chương-trình làm việc định sẵn và
to-tát. Nhất là còn thiếu một cơ-sở do chính-phủ thiết-lập để tập-trung sự
làm việc rời-rạc của cá-nhân. Viết quyển sách này chúng tôi không nề kiến-
thức của mình còn thiển-cận, chỉ mong sao góp một phần vào công-cuộc
kiến-thiết lớn-lao ấy.