LƯỢC KHẢO VIỆT NGỮ - Trang 24

IV. NHỮNG PHƯƠNG-PHÁP LÀM GIÀU

THÊM TIẾNG

Như trên kia đã nói, đến cuối thế-kỷ thứ 19, tiếng Nam vẫn không được

công-nhận là tiếng chính-thức trong việc học, việc quan và cũng không được
phái thượng-lưu trí-thức săn-sóc đến. Nó chỉ nhờ sự nâng-niu tô-điểm của
hạng bình-dân và một số ít tao-nhân mặc-khách, nên vẫn ngấm-ngầm phát-
đạt và dần-dần trở nên một thứ tiếng có văn-chương. Trừ ra một vài kiệt tác,
thì tiếng nôm vẫn chỉ là một thứ tiếng nhật dụng, cần ích cho đời thực-tế, và
dùng để diễn-đạt những cảm-giác thông thường mà thôi cũng tựa như tiếng
Pháp về thế-kỷ 13 hay 14 vậy.

Ở trong xã-hội thượng-lưu, quí-phái, cách ăn-nói vẫn bóng-bẩy văn-hoa

hơn chỗ quê mùa mộc-mạc, nhưng cũng chẳng qua là thứ tiếng thích-dụng
trong sự vãng-lai thù-tạc chứ chưa sẵn-sàng để đón tiếp những tư-tưởng tế-
nhị cao-siêu.

Tình trạng tiếng ta là thế, khi chúng ta bắt đầu tiếp xúc với văn-minh

Tây-phương. Trước ảnh-hưởng mãnh-liệt của văn-minh ấy, kẻ trí-thức trong
nước ta mới lưu-tâm chú-ý đến sự dùng quốc-âm làm lợi-khí để truyền-bá
học-thức và tư-tưởng mới, ngõ hầu dìu-dắt dân-tộc ta trên đường tiến-bộ.
Song những kẻ muốn ra đảm đương công-việc ấy còn phải hô-hào cổ-động
cho trong nước có một phong-trào quốc-văn để trả lời những kẻ bài-bác nó
cho là quá nghèo nàn, hay lãnh đạm đối với nó, cho là chưa đủ tư-cách dùng
để viết văn.

Thật ra những kẻ nhiệt-thành bênh-vực cho quốc âm, lắm lúc cũng phải

bực mình vì nỗi thiếu tiếng khi muốn dùng để diễn-đạt tư-tưởng và học-thức
mới. Tiếng ta thật vẫn còn nghèo và công-việc cần kíp nhất là phải làm cho
tiếng giàu thêm. Ấy là nguyên-lý mà mọi người đều công-nhận ; nhưng phải
làm sao để đi tới sự thực-hành ?

Trước hết người ta tìm đến cái kho tiếng Hán-Việt mà hơn ngàn năm

Hán-học đã dồn chứa cho ta. Chữ Hán mà người ta tưởng đã hết thời, nay lại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.