Tàu không thể lại lấn át tiếng ta được nữa. Vì rằng văn (langue écrite) và
ngôn (langue parlée) của Tàu hồi ấy đã là hai ngữ-thể khác nhau. Ta học Tàu
tức là học văn của họ, chứ không phải học theo ngôn của họ. Văn Tàu gồm
có « Cổ-văn » tức là văn-chương trong kinh truyện và « Kim văn » tức là
văn-chương các đời Hán, Tống trở về sau. Hai nguồn ấy họp lại là một lâu-
đài văn-học nguy-nga đồ-sộ trên thế-giới. Biết bao nhiêu danh-từ triết học
và văn-học chất-chứa ở trong đó. Ấy là cái kho tiếng Hán-Việt của ta. Thi-
văn quốc-âm từ trước vốn đã dùng tiếng Hán-Việt nhưng đến lúc nhiều
người trong lớp Hán-học xoay ra viết quốc văn thì vô hạn những danh-từ,
điển-tích trong nền văn cổ-điển Tàu mới được đem ra dùng làm tài liệu để
gây lấy một nền văn xuôi Việt-Nam.
Báo-chí quốc-văn xuất-hiện ở Bắc-kỳ vào khoảng 1905 đã có công
nhiều trong sự đào-tạo ấy. Tạp-chí Nam-Phong trong mỗi số đầu đều có mấy
trang tự-vựng giải-thích những danh-từ Hán-Việt mới nhập-tịch vào quốc-
văn để cho độc-giả tiện bề tra-cứu. Chúng ta không cần nhắc lại những cuộc
bút-chiến về vấn đề mượn chữ Hán. Sự vay mượn ấy là một việc rất hợp-lẽ
và rất tự-nhiên cho nên công-chúng đã phân biệt được ngay kẻ phải người
trái. Chúng ta có thể nói rằng chữ Tàu ở Á-đông có tính cách phổ-thông gần
như một thế-giới-ngữ. Chẳng những người Việt-Nam, cả đến người Nhật,
người Cao-ly đều thông-dụng. Chính ở Tàu là một nước mà mỗi tỉnh tiếng
nói mỗi khác, chữ Hán là một công-cụ để thống-nhất văn-hóa khi người ta
không thể thống-nhất được ngôn ngữ.
Chúng ta cũng không cần đặt ra những nguyên-tắc phiền phức hay một
phương-pháp mới để mượn chữ Hán. Khác với trường hợp những tiếng
phức-âm, nhiều biến-thể, vì chữ Pháp khi xưa mượn chữ gốc la-tinh chẳng
hạn, chúng ta không phải dùng đến những cách-thức chuyển-hóa
(dérivation) hay tổ-hợp (composition)… theo như người, chúng ta chỉ có
đem chữ Hán đọc theo âm-vận của ta là được rồi.
Nhưng chúng ta cũng nên bàn đến một điểm quan-trọng về vấn-đề này
tức là dung-lượng chữ Hán mà chúng ta có thể đưa vào trong quốc văn.
Theo nguyên-lý thì sự dùng các danh-từ Hán-Việt không có hạn-lượng nào