cải-trang tìm vào địa-hạt quốc-văn và được trọng-dụng như xưa kia chưa
từng thấy.
Kết-quả ấy là nhờ các nhà văn lớp trước xuất-thân trong đám cựu-học.
Nhưng đến thế hệ các văn gia trẻ tuổi kế-tiếp sau phần nhiều do Âu-học
thành-tài, nên ít kẻ tinh-thông chữ Hán. Huống-hồ đương lúc cần du-nhập
cái học mới, tự-nhiên người ta lại thấy cần mượn một thứ tiếng cận-đại. Vì
thế chẳng bao lâu, trong quốc-văn người ta thấy có mặt mỗi ngày mỗi nhiều
những tiếng lai-Pháp.
Thâu góp cả hai nguồn tiếng Hán-Việt và lai-Pháp, tiếng ta thấy đã giàu
thêm nhiều. Nhưng cái gì lợi-ích cho người ta lắm lại thường bị người ta
lạm-dụng. Trong việc dùng chữ mượn cũng thế : các nhà văn cựu-học thì
dùng quá nhiều danh-từ Hán-Việt, câu văn của họ thành ra không được nhẹ-
nhàng thanh-thoát và người không từng học chữ Hán, khi đọc văn họ, cũng
lấy làm khó-khăn. Trái lại, các nhà tân-học trong lúc viết văn quốc-ngữ dùng
nhiều tiếng lai-Pháp hoặc bắt-chước cách-điệu của tiếng Pháp, câu văn của
họ thành ra mất hẳn sự hòa-hợp âm-điệu của tiếng Nam.
Rồi theo lẽ tự-nhiên, một khuynh hướng thứ ba tới bổ khuyết cho hai
khuynh-hướng trên, thúc-giục các nhà văn lựa-chọn những tiếng tinh-ròng
Việt-Nam. Về văn thể cũng vậy, người ta bỏ những lối văn cầu-kỳ tối-nghĩa
hay lủng-củng ngô-nghê mà chuộng một lối văn bình-dị sáng-suốt, rất gần
với lời nói tự-nhiên.
Nói tóm lại, muốn làm cho tiếng ta giàu thêm, chúng ta sẵn có ba
nguồn tiếng để làm tài-liệu : tiếng Hán-Việt, tiếng lai-Pháp và tiếng nói
trong dân gian. Vậy bàn đến vấn-đề làm giàu thêm tiếng, chúng ta phải lần-
lượt xét phương-pháp vay mượn tiếng trong hai khuynh-hướng trên, và tài-
liệu của tiếng nói thông-tục :
a) Tiếng Hán-Việt. – Có lẽ buổi đầu trong thời-kỳ Bắc-thuộc, tiếng Tàu
đã có phen trực-tiếp xâm-nhập vào địa-hạt tiếng ta do bọn quan-lại và quân-
nhân Tàu đưa tới. Nhưng về sau, khi văn-hóa Tàu truyền-bá vào nước ta thì
giữa tiếng ta với tiếng Tàu đã có một bờ thành ngăn-cách khiến cho tiếng