1) bỏ bớt vần câm (syllable muette)
- gare biến thành ga
- Phare biến thành pha a
- tondeuse biến thành tông-đơ
- kilométre biến thành ki-lô-mét
2) bỏ chữ « r » cuối cùng
- chauffeur biến thành sốp-phơ
- coureur biến thành cua rơ
3) bỏ bớt hoặc xé lẻ những phụ âm kép
- Drap biến thành (d) ra, da
- la clé biến thành lac (c-e) lê
4) chỉ giữ lại những chủ-âm (élément tonique)
- Essence biến thành xăng
- Alcool biến thành cồn
- envelope biến thành lốp
Chính ở thành-thị là nơi sản-xuất ra nhất nhiều tiếng lai-Pháp. Bao
nhiêu những tiếng dùng để chỉ cảnh sinh-hoạt, tân thời, bao nhiêu những
tiếng dùng trong các công-thự, các nhà máy, xưởng nghề các nhà buôn, đều
nhập-tịch vào tiếng ta mỗi ngày mỗi nhiều.
Đó là không kể những tiếng Pháp lẫn-lộn trong tiếng ta bởi tánh kiểu-
sức hay lười biếng của hạng trí-thức. Hãy lắng nghe câu chuyện của bọn
người tân-học, chúng ta thấy nhan-nhản những tiếng Pháp lọt vào trong lời
nói của họ. Không những từng chữ một, lắm khi lại cả câu tiếng Pháp ngăn-
ngắn xen vào giữa năm ba câu tiếng nam. Thật ra chúng ta ai tránh khỏi hẳn
cái tệ-tập ấy. Nói cho đúng, không phải vì chúng ta khinh tiếng mẹ đẻ mà
không dùng. Cái lý-do ấy ở ngoài ý-chí của chúng ta. Lạ gì những tư-tưởng,
những khái-niệm mà chúng ta muốn phát-biểu trong câu chuyện tiếng Nam
phần nhiều do tiếng Pháp dẫn-nhập hay lập thành trong trí-não chúng ta, nên
lúc nói ra, chúng ta nghĩ ngay đến tiếng Pháp, và lấy làm khốn-nạn nếu phải
tìm tiếng ta để thay vào. Rồi vì lười biếng cẩu-thả thành thói quen.