Cách vay tiếng của dân chúng như trên kia là một sự tự-nhiên rất
thông-thường trong ngôn-ngữ ; trái lại, xen-lẫn hai thứ tiếng như phái trí-
thức ở dưới, chỉ có hại làm cho quốc-âm mất vẻ thuần-khiết, mà không được
lợi gì. Chúng ta đã không thể không vay tiếng Pháp, há lại không nên vay
cho có qui-tắc có biện-biệt hay sao ?
Lẽ hiển-nhiên, chúng ta không thể vay hết cả tiếng Pháp, vì bản-tính nó
khác xa với tiếng ta, chứ không gần như chữ Hán. Ví-dụ trong tiếng Pháp
những chữ nào chỉ có ba đơn-âm (3 vần) trở xuống, thì dễ nhập-tịch vào
tiếng ta hơn những tiếng từ 4 đơn-âm trở lên. Về động-từ (verbe) thì thể bất-
định (infinitif), còn về trạng-từ (adjectif) thì giống đực (masculin) và số ít
(singulier) là những thể thích-hợp với tiếng ta hơn cả.
Ngoài những tiếng thường-dùng, chúng ta lại còn phải mượn ít nhiều
tiếng chuyên-danh và các danh từ khoa-học.
Về tiếng chuyên-danh (noms propres) chúng ta đã du-nhập một ít tên
người, tên đất ngoại-quốc do người Tàu thích-âm theo chữ Hán. Những chữ
nào thông-dụng lắm thì có thể giữ lại như : Nã-phá-Luân (Napoléon), Hoa-
thịnh-đốn (Washinton), Âu, Mỹ, Anh, Nga v.v… Còn ngoài ra thiết-tưởng
cứ dùng ngay chữ Pháp là tiện hơn. Như thế đọc quốc-văn chúng ta khỏi mất
công tìm tòi đối-chiếu cho biết : Mạnh-đức tư-cưu tức là Montesquieu,
Thác-nhĩ-tư-thái tức là Tolstoï.
Vả lại khi ta nói : Mạnh-đức-tư-cưu, Thác-nhĩ-tư-thái, là ta đọc chữ
Tàu theo âm-vận của ta, chính người Tàu họ lại đọc… nghĩa là cũng na-ná
như Montesquieu, Tolstoï ? Cùng là chua-âm cả sao ta lại mượn cách chua-
âm của Tàu rồi đọc trẹo ra theo âm-vận của ta ? sao bằng cứ mượn ngay mặt
chữ La-mã, đã dễ nhìn-nhận lại đọc cũng đúng hơn ? Ví dụ : ta cứ viết ngay
: Montesquieu, Tolstoï và muốn cho người không biết chữ Pháp cũng đọc
được ta chua-âm một bên : mông-tét-ki-ơ, tôn-tô-y) tưởng cũng còn hơn
Mạnh-đức-tư-cưu, Thác-nhĩ tư-thái…
Người Tàu họ dùng chữ tượng-hình nên chua-âm không đúng, còn ta
dùng chữ-cái La-mã để bài-thanh tiếng, ta có thể chua-âm một cách đúng