hơn. Ấy là một điều tiện-lợi cho ta đó.
c) Danh-từ khoa-học. – Tiếng ta rất thiếu-thốn danh từ khoa-học. Như
trên kia đã nói, tiếng Hán-Việt không đủ cung-cấp cho ta dùng ở đây, ta càng
thấy cần mượn tiếng Pháp. Cũng như loại tiếng chuyên-danh (nom proper)
chúng ta nên dùng hẳn tự-dạng của tiếng Pháp. Ví-dụ : oxygène, hydrogène,
hay những phức-từ như acide carbonique, phosphate de calcium cứ viết
nguyên như thế, và chua âm quốc-ngữ một bên. Nếu là những loại sách khoa
học mà độc-giả là hạng người có học-thức khác thì cũng không cần chua-âm
nữa.
Vẫn biết hiện nay người Tàu họ đã dịch hầu-hết danh-từ khoa-học ra
chữ Hán. Nhưng xét ra cũng còn là một cách dịch miễn-cưỡng : ví dụ :
nickel họ dịch là Niết (Ni) Aluminium họ dịch là Lư (lu) bismuth họ dịch là
Bí (B) thì cũng chẳng qua là dịch-âm mà thôi.
Sở-dĩ người Tàu dịch như thế, chỉ để tiện-lợi cho lối viết tượng hình
của họ. Và họ có thể thêm một bộ Kim
金 ở bên chữ viết 鎳 chữ Lư 鋁 hay
chữ Bí
鉍 để phân-biệt với những chữ đồng-âm dị-nghĩa khác. Nay dù ta có
muốn dùng theo lối thích-âm của người Tàu, thì cũng dùng được « âm »
chữ, không lợi dụng được « mặt chữ ». Đã thế thì sao cho bằng cứ dùng
ngay chữ Pháp đã giữ được « âm » mà cũng khỏi mất « mặt chữ ». Tuy vậy,
những danh-từ chữ Hán ta đã dùng quen như : dưỡng-khí, khinh-khí, đảm-
khí, chúng ta vẫn có thể dùng trong các loại sách khoa-học phổ-thông.
d) Tiếng nói trong dân gian. – Ngôn ngữ của một nước văn minh có
hai thể khác nhau : văn và ngôn, hay là văn-ngữ thể và khẩu-ngữ-thể. Văn-
ngữ-thể tức là lời nói viết ra có văn-chương có qui-luật, do phái thượng lưu
trí-thức sửa sang trau-dồi nên, và kết-tinh lại ở những tác-phẩm của các thi-
nhân, văn-sĩ trong một nước. Có thể gọi nó là một thứ quan-hoạt (langue
officielle). Khẩu-ngữ-thể là do nhân-dân cả một nước đời đời sáng tạo nên,
và là tiếng nói hằng ngày của tất-cả mọi người trong nước. Người ta cũng
gọi nó là tiếng nói thông-tục (langue populaire). Tiếng nói văn-chương và
tiếng nói thông-tục là hai thể chính của ngôn-ngữ một nước.