Tiếng nói thông-tục không phải là một biến-hình của tiếng nói văn
chương. Nó tự sống một đời riêng và tiến-hóa ở ngoài vòng các qui luật
chặt-chẽ. Do đó nó không có tính-cách cố-định và để biến-hóa theo trình-độ
của dân-tộc. Chính nó mới thật là quốc-âm vậy.
Tiếng nói văn-chương mỗi thời đều có kiểu-mẫu định sẵn, do những
tác-phẩm nổi danh của các văn-hào, thi-bá. Bị bó-buộc ở trong những khuôn
vàng thước ngọc ấy, nó không được tiến-hóa tự-do và dần-dần xa cách với
tiếng nói tự-nhiên của dân-tộc. Văn-chương cổ-điển của La-mã và Trung
hoa là hai thí-dụ. Một ngôn-ngữ dầu hoa-mỹ đến bậc nào cũng chỉ sản xuất
ra được một nền văn-chương có hạn. Qua một thời-kỳ toàn-thịnh tất phải
đến lúc suy-vi ; vì ngôn-ngữ đã thành ra cùn-mòn sáo-cũ, không thể sản-
xuất những tác-phẩm văn-chương lỗi-lạc lúc ấy muốn đổi mới cho. Đến lúc
ấy muốn đổi mới cho văn-học tất phải đổi mới ngữ-ngôn. Và một sự đổi
thay trong ngữ-ngôn là dấu-hiệu của một cuộc phục hưng về văn-học.
Nhưng ngữ ngôn của phái thượng-lưu đổi mới được là nhờ thâu-thái những
cái tinh-hoa sắc-xảo, những cái mới-mẻ ngộ-nghĩnh trong tiếng nói của dân-
gian. Vì vậy mà tiếng nói thông-tục dần dần xâm-nhập vào địa-hạt văn-
chương. Xem như văn-học hiện-đại ở Tàu, đã phát-triển bồng-bột sau khi
phái Hồ-Thích xướng lên phong-trào dùng lối văn bạch-hoại thay vào cho
lối văn cổ-điển. Chính ở nước ta, các nhà văn trẻ tuổi cũng phải thoát-ly lề-
lối văn xưa, để gây nên phong-trào văn-học mới-mẻ ngày nay.
Xem thế thì tiếng nói bình-dân có quan-hệ lớn-lao trong việc xây dựng
hay đổi mới nền văn-học của một nước. Phận-sự nhà văn không phải là
dựng một bức thành ngăn-cản sự tiến-hóa của quốc-âm để đi tới những giai
đoạn mới, mà chính là phải tìm tiếng nói trong dân-dã, những cái gì có thể
làm cho quốc-âm phong-phú, rõ-ràng và mạnh-mẽ hơn.
Tiếng nói dân-dã của ta rất giàu tài-liệu có thể bồi-đắp cho quốc-văn,
chúng ta phải chọn lọc và thâu-thái lấy. Những tài-liệu ấy có thể chia ra hai
loại : những câu ngạn-ngữ, tục-ngữ là cái « vốn trí-thức » của quần-chúng ;
những câu ca-dao « chuyện » và « vè » là cái « vốn văn-học » của họ.