LƯỢC KHẢO VIỆT NGỮ - Trang 35

2) Hoặc chỉ láy âm mà không láy vần = ngốc-ngác, thật-thà…

3) Chỉ láy vận mà không láy âm = bỡ-ngỡ, lúng-túng…

4) Không thay âm-vận chỉ thay đổi về thanh = chầm-chậm, trăng-

trắng…

Nghiên-cứu ra những qui-tắc về sự kết-hợp những tiếng đôi, tức là tỏ ra

tiếng-đôi có thể theo những qui tắc ấy mà tăng lên mãi.

Chúng ta đã thấy tiếng ta cần vay mượn tiếng Tàu, và tiếng Pháp,

nhưng đồng-thời chúng ta cũng nên biết nguồn gốc quốc-âm ở trong tiếng
nói bình-dân rất dồi-dào tốt đẹp. Vậy trước khi mượn một chữ nước ngoài,
các nhà văn ta hãy nên tìm lấy chữ tinh ròng Việt-Nam mà dùng đã. Muốn
như thế trước hết phải cho sành tiếng mẹ đẻ, nhất là phải biết yêu chuộng
tiếng nói bình-dân. Phải tìm tòi chọn lọc những hạt châu báu rải-rác khắp
trên đất nước nhà những tiếng thuần-túy của dân-tộc. Phải nhặt lấy những
tiếng, những lời, những ca-dao, tục-ngữ, phát ra từ cửa miệng của những
hạng người cày sâu cuốc bẫm, của trẻ chăn trâu ? người dệt vải, của dân đốn
củi trên rừng, chài lưới dưới biển, phải tự đặt chân từ khắp chốn non xanh
nước biếc, nơi ngõ hẻm hàng cùng, mới mong lượm lặt hết cái tinh-hoa ? cái
đặc sắc của tiếng nói nước nhà.

Ngần ấy cũng chưa đủ. Nhà thơ và nhà văn còn có quyền sáng-tạo ra

chữ mới. Có khi một chữ rất thường mà dưới ngọn bút thần-tình của họ
bỗng trở nên một chữ rất hay, dùng để diễn-tả một ý-tưởng hay một xúc-cảm
mới lạ. Văn-giới nước ta gần đây cũng đã trình bày cái khuynh-hướng đáng
khen ấy. Tuy không phải những chữ mới do các nhà văn, các nhà báo, sáng
tạo ra, đều là thích-đáng cả. Trong đó còn xô-bồ lẫn lộn, có chữ dở chữ hay,
Chữ hay thì sẽ đắc dụng lâu-dài ? còn chữ dở sẽ bị tiêu-diệt, nhưng chính cái
khuynh-hướng của họ rất là chính-đáng, nhờ sự thí-nghiệm của họ mà quốc-
văn sẽ được giàu thêm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.