V. VẤN-ĐỀ SỬA ĐỔI CHỮ QUỐC NGỮ
Chữ viết của ta ngày nay là một cách dùng chữ cái La-mã để chua âm,
chúng ta quen gọi là chữ « quốc-ngữ ». Từ khi chữ quốc-ngữ phổ thông và
nghề in phát-đạt, người ta bắt đầu thấy những khuyết-điểm của lối chữ viết
này. Điều bất-tiện thứ nhất là chữ quốc-ngữ dùng nhiều dấu, in lên sách,
báo, rậm hàng và kém vẻ mỹ-thuật. Những kẻ có não thực-tế thì phàn-nàn về
sự ấn-loát, không thể dùng tất cả kiểu chữ in Âu Mỹ. Những người đã học
qua chữ Hán hay chữ Pháp, lấy sự ghi nhớ mặt chữ làm quan-trọng, thì trách
chữ quốc-ngữ không có tự-dạng phân-minh – vì các dấu thường làm cho
lẫn-lộn – không giúp ích cho trí nhớ của người đọc.
Vì các lẽ trên, học-giả nước ta đã nhiều người muốn sửa đổi chữ quốc-
ngữ cho được hoàn-toàn hơn. Người đáng ghi tên thứ nhất là ông Nguyễn-
Văn-Vĩnh. Tờ báo Trung-Bắc-tân-văn khi còn ông chủ-trương, đã dành
riêng một cột để cổ-động cho lối chữ quốc ngữ mới của ông phát-kiến ra.
Phương-pháp của ông chú-trọng về mấy điểm sau này :
1) Ă, Ư, Ơ đổi ra Á, Ú, Ó, (lấy dấu apostrophe thay cho dấu chữ)
2) Đ đổi ra D, và D đổi ra Y
3) Q đổi ra K
4) Lấy 5 chữ cái : F, 7, 3, W, J thay cho 5 dấu, viết đằng sau chữ. Ví dụ
: Chuw kuôcq nguw moiq = chữ quốc-ngữ mới.
Sau ông Vĩnh, ông Dương-Tự-Nguyên trong tờ « Văn-học-tạp-chí », lại
đi xa hơn một bước, ông chủ-trương nên bỏ hết các chữ cái có dấu a, â, ê, ô,
ơ, ư, thay bằng những chữ cái đối = aa, éée, eu (bắt-chước chữ cái ăng-lê).
Đến lượt ông Lê-Dư (Sở-cuồng) trong một bài diễn-văn, lại chủ-trương
để nguyên 5 dấu trong những loại sách dạy ở các lớp Sơ-học, còn lên lớp
trên thi bỏ lần lần tất cả các dấu. Ông lấy lẽ rằng người có học-thức khá, và
xem sách báo quốc-văn đã quen, thì lúc đọc không cần dấu cũng có thể hiểu
được.