LƯỢC KHẢO VIỆT NGỮ - Trang 39

VI. VẤN-ĐỀ XÁC-ĐỊNH VĂN-TỰ VÀ THỐNG-

NHẤT NGỮ-NGÔN

Trong lúc vấn-đề sửa đổi chữ quốc-ngữ chưa giải-quyết chúng ta có thể

làm một việc rất hữu-ích : xác-định cách viết chữ quốc ngữ để cho tiếng nói
dễ được thống-nhất.

Chữ quốc-ngữ là một thứ chữ chuyên về lối phiên-âm, nên vấn-đề tự-

dạng, mới xét sơ qua, hình như không có gì khó-khăn rắc-rối. Người ta chỉ
nói thế nào thì viết ra thế ấy. Vẫn đành thế, nhưng có một điều-kiện thiết-
yếu : là trước hết người Nam phải nói tiếng Nam cho đúng. Song-le, vì ảnh-
hưởng của hoàn-cảnh thiên-nhiên, của xã-hội sinh-hoạt, của tập-quán và di-
truyền, nên tiếng nói trong nước cũng tùy-thời tùy xứ khác nhau nhiều ít.
Địa-thế nước ta kéo dài từ Nam chí Bắc, núi sông nhiều chướng-ngại, sự
giao-thông – nhất là về thời xưa – không được dễ-dàng phát-đạt. Lịch-sử
dân-tộc ta lại trải qua một thời-kỳ Nam Bắc phân-tranh (Nguyễn, Trịnh)
trong khoảng vài ba trăm năm, càng làm chậm-trễ thêm cuộc thống-nhất.
Tiếng nói cũng không khỏi chịu ảnh-hưởng sâu-xa của các nguyên-nhân sai-
biệt về địa-dư và lịch-sử ấy. Những sai-biệt của tiếng nói có thể xét theo
nhiều phương-diện :

1) Về cách phô-diễn tư-tưởng, tức là lời ăn tiếng nói của người mỗi xứ,

hay của một giai-cấp, nào trong xã-hội ;

2) Về giọng nói, tức là âm-hưởng tự-nhiên của tiếng nói, trầm bổng, dài

ngắn khác nhau ;

3) Về cách phát-âm.

Những sai-biệt về cách phát-âm trong tiếng ta lại có thể chia làm ba bộ-

phận : Lỗi về âm (consonne) – Lỗi về vận (voyelle và diphtongue) – lỗi về
thanh (các dấu).

Đồng-bào ta ở Bắc thường lẫn-lộn các âm thư :

- TR với CH = Trăm năm nói là chăm năm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.