được những chỗ sai-lầm, và khi đã phát-âm được đúng, mỗi vần mỗi tiếng ?
thì viết ra tự-nhiên hợp cách không còn khó-khăn ngần-ngại gì nữa.
Như trên kia đã nói, ngoài những lỗi về âm thanh, vận, tiếng nói ba kỳ
Trung Nam Bắc, lại còn phân-biệt ra mỗi nơi mỗi giọng khác nhau. Đại-để
tất cả Bắc-kỳ vào đến Thanh-hóa nói theo giọng « Bắc ». Nam-kỳ gồm các
tỉnh phía nam Trung-kỳ nói theo giọng « Nam » ; và Trung-kỳ từ Nghệ-an
vào tới Huế nói theo giọng « Trung ». Những nguyên-nhân gây ra sự phân-
biệt từng giọng rất là phức-tạp, trong đó, một phần lớn thuộc về xã-hội (tính
bắt-chước) về lịch-sử (sự chia-cách ở thời-gian) về địa dư (sự chia-cách ở
không-gian), về hoàn-cảnh thiên-nhiên (ảnh hưởng đến sự phát-triển sinh-
lý).
Cũng vì thế mà giọng nói có quan-hệ ít nhiều với tính-tình và cách phô-
diễn tư tưởng của người mỗi xứ, ngôn-ngữ cũng như tính-tình của người
Nam thì mau-mắn trực-tiếp, ngôn-ngữ và tính-tình người Bắc thì văn-hoa,
lễ-độ, ngôn-ngữ và tính-tình của người Trung thì ôn-hòa điềm-đạm v.v…
Tuy-nhiên trong vấn-đề bảo-tồn và thống-nhất ngôn-ngữ chúng ta bàn
đây, giọng nói vẫn không quan-hệ bằng âm-vận. Nói một cách khác, thì
những sai-biệt về âm, thanh, vận đáng cho ta chú-trọng hơn và cũng cần
đính-chính trước đã. Vì sự đính-chính ấy có một mục-đích rõ-ràng xác-đáng
= tiếng ta là một thứ tiếng độc-âm, những chữ đồng-âm dị nghĩa homonyme
rất nhiều nên thường hay lẫn lộn. Muốn tránh chỗ nhược-điểm ấy, chúng ta
cần phải dùng tất cả những tài-liệu – rất dồi-dào – của chúng ta về âm, thanh
vận, không nên bỏ sót một âm, một thanh, hay một vận nào. Và phải sử-
dụng những âm, thanh, vận ấy cho nhất-luật, thì tiếng nói của chúng ta mới
có thể hoàn-toàn thống-nhất được.