LƯỢC KHẢO VIỆT NGỮ - Trang 43

thiệp với người bản-xứ và trong việc giảng đạo ; rồi sau lại đem dùng dịch
kinh Thánh cùng các sách đạo để giảng dạy cho các tín-đồ. Thế là mầm-
mống quốc-văn đã nẩy nở ở trong Giáo-hội.

Đến lúc thời-thế đổi thay, cái học chữ Hán càng ngày càng suy dần,

nhường chỗ cho tân-học, chữ quốc-ngữ càng ngày càng đắc-dụng và phổ-
cập trong quốc-dân. Ấy chính là cơ-hội khiến cho quốc-văn phát-triển một
cách mau-chóng lạ thường. Đào-tạo một nền văn xuôi Việt-Nam có giá-trị,
có thể dùng làm công-cụ cho văn-hóa, chính là mộng-tưởng của học-giả
nước ta khoảng 3, 4 mươi năm về trước. Lịch-trình tiến-hóa của văn xuôi
Việt-Nam đại-lược đã trải qua ba thời-kỳ, mỗi thời-kỳ đều có chịu một ảnh-
hưởng đặc-biệt.

Trong thời-kỳ thứ nhất quốc-văn chịu ảnh-hưởng rất rõ-rệt của Hán-

văn. Các nhà văn bây giờ phần nhiều xuất-thân trong đám cựu-học. Chỉ họ
mới đủ tư-cách đảm-đương một cây bút trên văn-đàn để lãnh-đạo quốc-dân.
Lẽ cố-nhiên họ cung-hiến cho nền quốc-văn mới phôi-thai, tất cả nghệ-thuật
của họ đã trau-dồi được trong lúc theo đuổi Hán-văn. Đặc-sắc trong lối viết
văn của họ là dùng rất nhiều danh-từ chữ Hán, và những điển-tích mượn
trong văn học cổ-điển Tàu. Họ dùng chữ rất đúng nhưng lời văn không được
tự-nhiên thỉnh-thoảng lại có những câu đối-trọi nhau như lối văn biền-ngẫu.

Thời-kỳ thứ hai quốc-văn bắt đầu chịu ảnh-hưởng của Pháp-văn. Các

nhà văn trẻ tuổi thuộc về phái tân-học đã từng được thưởng-thức những tác
phẩm trứ-danh trong văn-học Pháp, lại không quen với lề-lối văn xưa, nên
tự-nhiên họ có khuynh-hướng mô-phỏng theo văn xuôi Pháp trong lúc viết
văn quốc-ngữ. Lối viết văn của họ thoát ra ngoài khuôn-sáo cũ, rõ ràng dễ
hiểu hơn, nhưng khi thái quá thì lại hóa ra lối văn ngô-nghê kỳ-dị không
được trôi chảy như lối văn xưa. Họ dùng chữ thường hay sai-lầm, nhất là về
danh-từ Hán-Việt.

Chúng ta không thể vạch rõ chỗ tiếp-tục hai thời-kỳ trên kia. Cũng như

trong bút-pháp của các nhà văn hiện-thời, chúng ta khó lòng phân-biệt được
phần nào là sở-đắc ở một trong hai ảnh-hưởng ấy. Vẫn đành rằng phái cũ
hay phái mới, bên nào cũng có một hạng văn sĩ cố-chấp theo thành-kiến,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.