- S với X = Sinh-nhai nói là xinh-nhai
- R với GI = Ra vào nói là gia vào
- D với GI = Dân-tình nói là giân-tình
Ở Trung-kỳ từ Huế trở vào Nam-kỳ, người ta hay lẫn-lộn về vận :
- An-nhàn nói là ang-nhàng
- Xan-xát nói là Xang-xác
- Sơn-hà nói là Sơng-hà
- Tin-cậy nói là Ting-cậy
Ở phía bắc Trung-kỳ ít lẫn-lộn về âm, vận, nhưng lại lẫn lộn về thanh :
như không phân-biệt dấu hỏi và dấu ngã (tệ này chung cho tất cả Trung và
Nam-kỳ).
Trên này là nói sơ-lược về những lỗi tiếng nói (âm, vận và thanh)
chung cho mỗi miền (Trung, Nam, Bắc). Nhưng kể đến chi-tiết của những
sự sai-biệt trong tiếng nói từ Nam chí Bắc thì không thể kể xiết. Vì nhiều
khi, cũng trong một miền mà tỉnh này qua tỉnh khác, có khi trong một địa-
hạt nhỏ mà vẫn có sự sai-biệt ấy. Hoặc có khi cùng một tỉnh mà người quê,
kẻ chợ nói khác nhau. Như : Rọng = ruộng ; Vưa = bưa = vừa ; Nạy = lạy ;
Phá = khóa ; tin = tên ; …
Phát-âm không đúng chính là nguyên-nhân gây nên những lầm-lỗi
trong lúc viết. Bởi thế chúng ta thấy trong sách vở báo-chí quốc-văn hằng
ngày nhan-nhản những chữ viết trật, « những phốt » rất là chướng mắt. Xem
thế thì phát âm cho đúng là một sự rất quan trọng.
Muốn bổ-cứu một cách triệt-để cái tình-trạng ấy, không gì hơn khiến tất
cả mọi người Việt-Nam nói tiếng Việt-Nam cho đúng. Xưa nay chưa ai nghĩ
tới phương-pháp này, một, có lẽ vì thực-hành cho được là một việc to tát
khó-khăn, hai, có lẽ vì phần đông chúng ta chưa nhận thấy cái tệ hại ấy một
cách rõ-ràng. Chúng tôi thiết-tưởng học-đường chính là chỗ có thể bắt-đầu
sự cải-lương đó. Nếu từ lớp Đồng-ấu trở lên, trong mỗi giờ tập đọc, các học-
sinh đều tập luyện cách phát âm cho đúng, thì rồi lần lần chúng sẽ chữa-sửa